Đời Sống

10 bài học mà bạn nên biết trước 30 tuổi nếu không muốn phải trả giá quá nhiều

By Đăng Dũng

June 26, 2020

Dù thời thế có đổi thay thì vẫn có những bài học không bao giờ thay đổi theo thời gian và giúp bạn thoát khỏi các rắc rối, bất kể bạn đang ở giai đoạn nào trong cuộc sống.

Dưới đây là 10 bài học mà bạn nên biết trước 30 tuổi nếu không muốn phải trả giá quá nhiều.

1. Càng ít quan tâm tới việc người khác nghĩ gì, bạn sẽ càng vui vẻ hơn

Mọi người thường nói rằng đừng nên quan tâm tới việc người khác nghĩ gì, nhưng bao nhiêu người trong số chúng ta thực sự lắng nghe và làm theo những lời khuyên đó? Mặc dù việc để ý tới suy nghĩ của người khác có thể sẽ hữu ích, ví dụ như ý kiến của sếp bạn về tính chuyên nghiệp của bộ đồ công sở bạn đang mặc, nhưng việc quá quan tâm tới quan điểm của người khác lại có thể khiến bạn ngày càng xa rời con người thật của mình. Hãy bỏ ra ngoài tai những gì mà người khác nghĩ về bạn mà chỉ cần tập trung vào những điều mà bạn cảm thấy quan trọng đối với mình.

2. Nói ít làm nhiều

Câu nói này thường xuyên được sử dụng, nhưng chúng ta có thường làm được vậy không? Hứa với người bạn đời rằng mình sẽ làm nhiều việc nhà hơn là một chuyện, thực hiện được điều mình hứa lại hoàn toàn là một chuyện khác. Để củng cố những gì đã nói thì bạn nhất định phải để lời nói của mình đi đôi với những việc làm có ý nghĩa.

3. Làm việc hết mình – nhưng đừng quá tải

Làm việc hết mình, chơi hết mình… Nhưng đừng quá nghiêng về bên nào. Trong khi làm việc chăm chỉ thường mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi khía cạnh của cuộc sống, thì việc nén quá nhiều thời gian cho một việc nào đó, dù cho đó là công việc, cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể tới các lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn. Thỉnh thoảng, hãy nhớ hít thở sâu một lát và bước ra khỏi công việc bận rộn của mình. Bài thi của đời người gồm có gia đình, bạn bè, sự nghiệp, sức khỏe. Muốn đạt được điểm cao, thay vì tập trung vào duy nhất một bài, bạn nên làm cả 4 bài.

4. Sống cho bản thân

Điều này đi đôi với việc không quan tâm tới người khác nghĩ gì, nhưng đây là một sự mở rộng quan trọng của quan điểm đó. Sống cho bản thân có nghĩa là đừng để lời nói của người khác tác động tới những điều mà bạn tin tưởng là đúng đắn và chân chính trên con đường đời của mình. Theo đuổi giấc mơ của bạn với nhiệt huyết sẽ giúp bạn chặn đứng tiếng ồn của những người phản đối xung quanh.

5. Thất bại chính là bài học trá hình

Thất bại là bài học cực kì quan trọng trong đời người, thế nhưng hầu như lần nào chúng ta cũng quên mất nó hoặc trốn tránh nó. Sợ hãi thất bại sẽ ngăn cản chúng ta theo đuổi rất nhiều thứ trong cuộc sống, nhưng nếu như chúng ta nhớ rằng thất bại chỉ đơn giản là một phần của quá trình học hỏi để dẫn tới thành công thì có vẻ điều này cũng không đáng sợ lắm. Đừng sợ hãi khi theo đuổi một điều gì đó, bởi lẽ nếu bạn nghĩ rằng mình “chưa sẵn sàng” thì bạn đã thua ngay từ vạch xuất phát. Thay vào đó hãy sẵn lòng xem xét lại những lỗi lầm trong kế hoạch của mình và cố gắng cải thiện khi chúng xảy ra.

6. Sống không hối tiếc

Sống trong sự hối tiếc sẽ níu giữ chúng ta trong quá khứ và ngăn cản bước chân ta tiến về phía trước. Điều này có thể chỉ nhỏ xíu như việc chúng ta ước gì mình đã không cắt một kiểu tóc nào đó, hoặc cũng có thể nghiêm trọng như việc chúng ta ước gì mình đã không chia tay với “tình yêu đích thực” của đời mình. Dù cho niềm hối tiếc đó là gì đi nữa thì nó cũng sẽ ngăn bạn lại; và thay vì sử dụng năng lượng tinh thần để ước ao bản thân có thể thay đổi quá khứ, thì ta có thể dễ dàng sử dụng nó cho việc quyết định làm sao để tương lai ngày càng tốt đẹp hơn.

7. Sống trong hiện tại

Ngày nay, nó được gọi là “chánh niệm”. Chánh niệm là sự mở rộng tự nhiên của việc thực hành thiền định, thứ khuyến khích con người dành một chút thời gian để thư giãn, chỉ tập trung vào thân thể của chúng ta, và giải thoát ta khỏi tất cả mọi căng thẳng mà ta đang trải qua khi cố gắng làm 1 triệu việc cùng một lúc. Sống trong hiện tại là vô cùng cần thiết để có một cuộc đời hạnh phúc, bởi chúng ta đang tiêu tốn quá nhiều thời gian để ước rằng mình có thể thay đổi quá khứ hoặc lo lắng về tương lai.

8. Nếu chúng ta quăng tất cả vấn đề của mình thành một đống và nhìn người khác cũng làm như vậy, thì ta sẽ nhận ra rằng ai ai cũng như nhau

Nói với người khác rằng hoàn cảnh của họ có thể sẽ tệ hơn chẳng hữu ích một tẹo nào, thế nên thay vào đó hãy giả vờ rằng bạn có thể trao đổi vấn đề của mình với người khác. Thực tế là dù cho người đó có ít hoặc nhiều vấn đề hơn so với bạn thì họ cũng đang kiệt sức và sợ hãi giống như bạn. Bởi vì chúng ta đều dành tất cả thời gian để ước ao rằng mọi chuyện sẽ tốt hơn lên và mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Thay vì cam chịu và oán trách những điều tồi tệ trong cuộc sống, hãy biết ơn rằng bạn vẫn có đầy đủ khả năng về tinh thần và thể chất để giải quyết bất kể vấn đề nào xảy đến trong đời.

9. Sự trì hoãn sẽ giết chết bạn

Trong khi sự trì hoãn không giết chết bạn theo nghĩa đen thì thói quen trì hoãn có thể dễ dàng giết chết bạn từ bên trong. Có vẻ như hoãn mọi thứ lại đến giây cuối cùng thì dễ dàng hơn nhiều so với làm việc chăm chỉ, nhưng trên thực tế thì chúng ta đang tiêu tốn quá nhiều thời gian để lo lắng về công việc mà ta đang cố lảng tránh và chúng ta bị chìm đắm trong sự căng thẳng xung quanh nó. Cộng thêm với thực tế là chúng ta đang trì hoãn hàng tá công việc trong một lúc và bạn có thể nhận ra rằng bạn sẽ chẳng bao giờ có thời gian dành cho bản thân để làm những việc vui vẻ hay để thư giãn. Làm mọi thứ một cách kịp thời và bạn sẽ có thể giữ cho bản thân luôn vui vẻ và tràn đầy sức sống.

Theo Beforeitsnews

Nguyễn Dương biên dịch