Nguồn ảnh: Internet

Đời Sống

10 câu nói hay về cuộc sống của Đức Khổng Tử

By Đăng Dũng

February 10, 2021

Khổng Tử là nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục và chính trị nổi tiếng của Trung Hoa.

Những chân lý giản dị của Khổng Tử đi vào lòng người một cách tự nhiên như xuất phát từ chính tiếng gọi bên trong tâm tưởng mỗi người. Dù thời gian trôi qua bao nhiêu năm, thế giới có biến chuyển thế nào, thì những giá trị tinh túy nhất của Khổng Tử vẫn luôn tồn tại theo năm tháng.

1. Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại

Trong cuộc sống hiện đại này, cá nhân mỗi người đều có những thách thức tưởng chừng không thể vượt qua được mà chúng ta cần phải đối mặt. Hãy bắt đầu ngay bây giờ, tại sao không tập trung và thực hiện những việc nhỏ mỗi ngày thay vì ép mình làm những việc vượt ngoài khả năng ở phía trước.

Bởi vì cho dù bạn đi chậm đến đâu chăng nữa, chỉ cần bạn nỗ lực, thì bạn nhất định sẽ đến được nơi cần đến. Còn một khi bạn chọn dừng lại, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bao giờ tới đích.

2. Mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về những hậu quả

Người bình thường thì không làm chủ được nỗi sợ hãi và những cơn giận dữ. Chính vì vậy, sau đó họ thường rơi vào những cảm xúc tiêu cực, cũng như rơi vào những hoàn cảnh tiêu cực. 

Khi xảy ra bất cứ một chuyện gì bạn hãy lấy bình tĩnh mà đối đãi, vì tất cả mọi chuyện đều có thể không thay đổi được, nhưng chính tâm thái hòa ái, lạc quan thì sự việc lại thấy tốt đẹp hơn.

3. Bất cứ nơi nào bạn đi, hãy đi với tất cả trái tim

Chỉ khi bạn mang theo hành trang là một trái tim tràn đầy nhiệt huyết, tình yêu thương và sự chân thành, bạn mới có thể chinh phục được tất cả những nơi mà bạn đi qua. Đừng để mỗi chuyến đi chỉ đơn giản là một lần thay đổi, hãy coi đó là chặng đường đáng trân trọng nhất trong hành trình cuộc đời của mình.

4. Người quân tử nghiêm khắc với mình, kẻ tiểu nhân khắt khe với người.

Những người ở đẳng cấp khác nhau thường có những cách hành động chẳng giống nhau. Hay nói cách khác, việc họ làm gì nói lên họ sẽ là ai trong cuộc đời này.

Người có tài thường nhìn vào bản thân để tu dưỡng và phát triển, còn kẻ tiểu nhân chỉ chăm chú săm soi người khác để đố kỵ, ghen tuông. Nào, thử nói xem, bạn sẽ là ai?.

5. Người tài đức làm rồi mới nói và nói theo những việc đã làm.

Khoa trương bản thân chưa bao giờ là một điều tốt và đúng đắn. Thay vì nói nhiều làm ít, hãy nói ít nhưng làm nhiều. Và sau khi có thành tựu mới bắt đầu nói về những thành tựu mình đã đạt được.

Lúc bấy giờ, người khác không muốn tin tưởng và công nhận bạn thì cũng vẫn phải tin.

6. Tâm địa bất thiện, phong thủy vô ích

Nếu tâm địa không thiện lương, thế thì dẫu có coi trọng phong thủy đến mấy cũng không có tác dụng.

7. Bất hiếu cha mẹ, thờ Thần vô ích

Nếu không hiếu thuận với cha mẹ, thì dẫu thờ phụng Thần linh như thế nào đi nữa cũng không có tác dụng.

8. Người không có chữ Tín sẽ chẳng làm nên việc gì.

Câu nói của Khổng Tử đã khẳng định tầm quan trọng của chữ tín đối với con người trong xã hội xưa. Sự thật, người sống mà không biết giữ chữ tín thực không thể thành công trong bất cứ việc gì.

Tín có nghĩa là niềm tin, là giữ điều hẹn ước. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng; không hứa suông và luôn thực hiện lời hứa của mình. Người có đức tín thì lời nói của người ấy phù hợp với hành vi, nói sao làm vậy, để tạo niềm tin nơi người khác. Người biết giữ chữ tín là người thủy chung trước sau như một, không thay lòng đổi dạ, dù hứa hẹn một việc nhỏ cũng chẳng sai lời, nói thì phải làm, sống trung thực với mọi người, với bản thân.

9. Không nhìn điều sai trái, không nghe điều xằng bậy, không nói điều sai, không làm điều càn quấy.

10. Mọi thứ đều có vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng nhìn thấy điều đó.

Chúng ta cần hiểu rằng mỗi người trên thế giới này đều có quan điểm về cái đẹp khác nhau.

Mặc dù thứ gì đó có thể trông “đẹp nhất” đối với tôi, có thể không xuất hiện với bạn như vậy. Không ai khác chính bạn là người sẽ quyết định điều gì thu hút bạn nhất. 

Tất cả chúng ta đều có lý do riêng để thích thứ gì đó hơn thứ kia, nhưng ở đây, Khổng Tử có ý định nói rằng chúng ta không nên chỉ phán xét mọi thứ từ hình dáng bên ngoài và do đó, hãy dành chút thời gian để xem xét chúng và thử tìm hiểu xem mọi thứ thực sự như thế nào! 

 Biên tập: Đăng Dũng

Nguồn: Sưu tầm