Ảnh: NTD Tiếng Trung

Bệnh & Giải Pháp

10 loại thực phẩm giúp làm giảm mỡ máu

By Đăng Dũng

August 07, 2021

Căn bệnh chỉ số mỡ máu cao (cao mỡ máu) dễ gây xơ vữa động mạch và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có một số vị thuốc bắc có thể làm giảm mỡ máu, trong đó cũng có một số loại là thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, xin mời các bạn tham khảo.

1. Sài hồ

Sài hồ có vị đắng, tính hơi chua, không độc. Có tác dụng hạ sốt, làm dịu gan và trị trầm cảm , tăng cường dương khí, trị cảm nóng, cảm lạnh, tức ngực hoặc đau bụng dưới, đắng miệng, điếc tai, nhức đầu, chóng mặt. “Thần Nông Bản Thảo Kinh” từng mô tả về Sài Hồ: “Nó chi phối sự tích tụ khí trong dạ dày và ruột, sự tích tụ của thức ăn, lạnh và nóng, giúp thanh lọc cơ thể.” Nghiên cứu hiện đại cho thấy Sài Hồ có tác dụng làm giảm mỡ máu.

2. Nghệ

Khương Hoàng hay còn gọi là “nghệ”, một loại cây thuộc họ gừng. bột xay từ củ nghệ có màu vàng sậm và là một trong những gia vị chính cho món cà ri, nó có vị đắng, hăng, hơi the the. Thành phần chính trong tinh chất nghệ (curcumin) có tác dụng trong điều trị y tế và bảo vệ sức khỏe.

Công dụng chính của nghệ là có thể làm tan vết máu bầm, bổ khí, có tác dụng kích thích và gây ra các cơn co thắt ở tử cung, phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng. Nghệ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại quá trình oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, v.v. Nghệ có thể làm gia tăng sự hình thành và bài tiết mật, tăng cường bài tiết axit colic và cholesterol trong phân.

3. Táo gai

Táo gai hay còn được gọi là hồng táo, là một loài thực vật thuộc phân họ Táo Rosaceae, quả chín của nó có thể ăn trực tiếp hoặc sao vàng lên làm thuốc, được sử dụng rộng rãi để chế biến các món ăn như kẹo hồ lô, bánh táo gai, kẹo táo gai, hoặc các món ăn chua ngọt v.v.

Thành phần dược liệu chính của táo gai là tanin đại phân tử, được sử dụng để làm giãn động mạch vành, giảm huyết áp và cholesterol.  cũng chứa axit maslinic, axit malic, axit xitric, axit caffeic, lactone, chất béo, hyperoside, lipase, tannin, protein, quercetin, riboflavin, carotene, carbohydrate, các vitamin và nhiều thành phần khác. Trong các thí nghiệm trên động vật, sau 3 tuần sử dụng táo gai liên tục ở thỏ, cholesterol trong huyết thanh của thỏ đã giảm đáng kể.

4. Đại Hoàng

Đại hoàng là một vị thuốc nhuận tràng và thanh nhiệt, được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc, có đặc tính mạnh, vị đắng và tính lạnh. Rễ và thân của đại hoàng rất giàu các hợp chất anthraquinone như emodin và Aloe emodin, Physcion, Chrysophanol  và Rhein, vv, có tác dụng nhuận tràng.

Lá của cây đại hoàng không thích hợp để ăn, thân cây có thể dùng làm thực phẩm, thường được dùng để làm nhân bánh hoặc một số món ăn có mùi vị như nhân bánh. Thân cây đại hoàng nấu với quả mâm xôi và đường trong 4 giờ, có thể dùng làm nhân cho món tráng miệng, mứt hoặc nhân bánh nướng kiểu phương Tây.

Thân rễ khô của nó được dùng làm dược liệu, có vị đắng, tính lạnh, thông kinh hoạt lạc ngũ tỳ, dạ dày, ruột già, gan và màng tim. Nó có chức năng thanh nhiệt và nhuận tràng, phá vỡ sự tích tụ, loại bỏ huyết ứ. Theo nghiên cứu dược lý, đại hoàng có thể giúp hạ huyết áp và làm giảm cholesterol.

5. Trạch Tả

Trạch tả là một loại cây lâu năm, thân rễ của nó là một trong những vị thuốc trong Trung y cổ truyền, tính lạnh, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, chủ yếu trị các bệnh như tiểu tiện ít, phù thũng, đầy bụng, tiêu chảy, ỉa chảy và các chứng táo bón. Thành phần chính trong Trạch Tả là dầu dễ bay hơi, có chứa furfural, alkaloid, phytosterol, asparagin, có tác dụng chống gan nhiễm mỡ.

6. Hạt Mã Đề

Hạt mã đề hay còn được gọi là Cassia, là hạt của cây “Cassia”, thường được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc, có tác dụng bổ gan, cải thiện thị lực, nhuận tràng. Giúp trị cao huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, viêm kết mạc cấp, loét giác mạc, tăng nhãn áp, lở loét và loét giác mạc.

Hạt Cassia có vị ngọt đắng, hơi lạnh, chứa glycoside anthracene, sau khi phân hủy sẽ tạo ra emodin, emodin metyl ether, rhein, chrysophanol và glucose. Hạt Cassia có tác dụng nhất định trong việc điều trị bệnh mỡ máu.

7. Hổ Trượng

Hổ Trượng, thuộc họ thực vật Polygonaceae, một loài cây cỏ sống lâu năm, có thân rễ gỗ cứng màu vàng, và mọc lan khắp nơi. Thân cây rỗng có khía, trông giống như một chiếc gậy ba-toong.

Rễ của cây Hổ Trượng có thể dùng làm thuốc, có vị đắng lạnh, giúp thanh nhiệt, làm mát máu và giải độc, tiêu thũng, giảm đau, giảm vàng da, long đờm, giảm ho vv. Theo  nghiên cứu hiện đại, trong Hổ Trượng có chứa polydatin và flavonoid, sau khi thủy phân tạo ra emodin, có tác dụng tẩy giun. Thực nghiệm đã chứng minh rằng, Hổ Trượng có tác dụng làm giảm cholesterol và chất béo trung tính.

8. Nấm Linh Chi

Nấm linh chi hay còn được gọi là cỏ trường sinh. Thời cổ đại, người ta tin rằng nấm linh chi giúp trường sinh bất lão, có thể đưa người từ cõi chết trở về và được coi như một loại cỏ tiên.

Quả của nó là một vị thuốc, có tính ấm, vị ngọt thanh và chứa sterol, alkaloid, protein, polysaccharid, axit amin, enzym, v.v. Nó có tác dụng bồi bổ sinh lực, tăng cường gân cốt, chủ yếu được dùng cho người mệt mỏi về tinh thần, hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu và xơ cứng mạch máu não v.v.

9. Hà thủ ô

Hà Thủ Ô là một loài thực vật thuộc họ Polygonaceae, có hình dạng giống người. “Kaibao Materia Medica” gọi là Hà Thủ Ô “làm đen râu tóc, màu sắc tươi sáng, dùng lâu giúp tăng cường sức mạnh cho gân cốt, nuôi dưỡng tinh hoa, kéo dài tuổi thọ.” Là một trong “Tứ tiên dược” của thời Trung Quốc cổ đại (Hà Thủ Ô, Hoàng Tinh, Địa Hoàng và Linh Chi).

Hà Thủ Ô rất giàu lecithin, tinh bột, v.v. có thể giúp chuyển hóa chất béo. Các dẫn xuất anthracene của nó chủ yếu là chrysophanol và emodin, sau đó là rhein, emodin methyl ether… Nó có tác dụng tăng cường nhu động ruột và ức chế hấp thu Sterol. Hà Thủ Ô cũng có thể làm chậm quá trình hình thành xơ vữa động mạch.

10. Nhân Sâm

Nhân sâm là một loài thực vật thuộc họ Araliaceae, rễ thịt và có thể dùng làm thuốc. Glycosid trong nhân sâm có thể ức chế sự xuất hiện gia tăng cholesterol trong máu động vật, nó có thể làm giảm cholesterol trong máu khi xuất hiện chứng bệnh này.

Tác giả / Đng Chánh Lương (Trưởng khoa phòng khám y học Chánh Lương)

(Đăng lại từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung / Biên tập viên: Trương Tín Yến)