Nguồn ảnh: visiontimes

Khám Phá

18 vị La Hán là ai? Họ có những năng lực gì?

By Đăng Dũng

November 19, 2021

Người ta thường nói mười tám vị La Hán có pháp lực vô biên. Trên thực tế, số vị La Hán dưới sự trụ trì của Đức Phật lúc đầu không phải là mười tám vị mà là mười sáu vị.

Sau đó, họ đã thêm hai vị tôn giả trở thành 18 vị La Hán. 18 vị La Hán này đều có tên riêng, hơn nữa họ đều có những công năng đặc biệt.

Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về mười tám vị La Hán.

1. Vị La Hán thứ nhất – La Hán ngồi hươu

Vị La Hán này vốn là một thừa tướng của nước Ấn Độ cổ đại, nhưng vì không đành lòng nhìn dân chúng khổ cực, nên đã phát tâm xuất gia.

Sau khi xuất gia, ông thường cưỡi hươu về cung khuyên bảo quốc vương xuất gia. Sau này quốc vương thoái vị nhường ngôi cho Thái tử và đi tu. Vì vậy, ông được người đời gọi tên là “Tọa Lộc La Hán”.

2. Vị La Hán thứ hai – La Hán hoan hỷ

Là các vị A La Hán, mọi người có nghĩ rằng tài hùng biện của các vị A La Hán đã đạt đến đỉnh cao không? Nói ra, thì La Hán hoan hỷ mới là cao thủ hung biện chân chính.

Là một người hay tranh luận, ông ấy thường tranh luận với người khác. Bất cứ khi nào ông ấy nói về điều gì đó thú vị, nhiều biểu cảm rất thú vị khác nhau thể hiện trên khuôn mặt ông ấy.

3. Vị La Hán thứ ba – La Hán nâng bát

Việc đi hóa duyên là việc thường làm hàng ngày của người xuất gia, khi đi hóa duyên thì thường cầm bát đi khất thực.

Để thể hiện lòng thành của mình, vị La Hán này thường nâng bát trên đỉnh đầu của mình mỗi khi đi khất thực.

Mặc dù phương pháp này khiến người ta dễ dàng thấy được lòng thành của người đi hóa duyên, nhưng chắc chắn sau một thời gian dài sẽ khiến người đi hóa duyên mệt mỏi về thể chất, và vị La Hán này cũng được đặt tên như vậy.

4. Vị La Hán thứ tư – Thác Tháp La Hán

Ông là vị đệ tử cuối cùng của Phật Đà. Bởi vì tháp là tượng trưng cho Phật, vì tưởng niệm đã đi theo Phật Tổ nên ông tự đặc chế ra một cái tháp và mang theo bên mình. Vì vậy, người đời sau này gọi ông là Thác Tháp La Hán.

5. Vị La Hán thứ năm – La Hán tĩnh tọa

Vị La Hán này xuất thân là một chiến binh, vô cùng mạnh mẽ.

Để thay đổi tính cách, sư phụ của ông đã thử nhiều cách nhưng cuối cùng vẫn phải ra lệnh cho ông ngồi tĩnh tọa.

Lúc đầu, phương pháp này không phù hợp lắm, nhưng dưới sự giám sát của Sư phụ, ông vẫn kiên trì, và cuối cùng đã thoát khỏi tính cách hung dữ và hiếu chiến của mình.

6. La Hán Quá Giang

Là người xuất gia, vị La Hán nào cũng cần phải qua sông để hoằng dương Phật pháp ở vùng Đông Ấn Độ, qua nhiều kinh nghiệm qua sông thì việc qua sông ngày càng nhanh, và cuối cùng đạt đến cảnh giới siêu thường.

Vì đã gặp phải chứng kiến nhiều bi kịch nhân sinh trong quá trình hoằng Pháp, nên họ luôn giữ được lòng chân thành và từ bi với mọi người, dùng Phật pháp để cứu người khác, cũng là dùng Phật pháp để cứu chính mình.

7.  Vị La Hán thứ bảy – La Hán cưỡi voi

Vị La Hán này ban đầu là một người huấn luyện voi, ông thường cưỡi một con voi được ông thuần hóa đi bất cứ đâu.

Sau đó, ông đã nhìn thấy sự vô thường của kiếp hồng trần và chọn đi tu, nhưng ông vẫn không thay đổi thói quen cưỡi voi.

8. Vị La Hán thứ tám – La Hán sư tử cười

Ông nguyên là một thợ săn dũng mãnh, ngay cả hổ và sư tử cũng bị ông săn bắt. Sau khi xuất gia ông từ bỏ sát sinh nên khi được chứng quả La Hán, có hai con sư tử đi đến bên ông cảm kích ông đã buông bỏ dao kiếm. Sau khi thành đạo, ông đã đưa hai con sư tử bên mình nên mọi người gọi ông là “Tiếu Sư La Hán”.

9. Vị La Hán thứ chín – La Hán Khai Tâm

Ông vốn là Thái tử Trung Thiên Trúc, có thể đã kế thừa thành công ngai vàng, nhưng ông lại nhường ngôi cho em trai của mình, và do đó đã giành được sự tôn trọng của người khác.

Vì tính tình rộng rãi, luôn nở nụ cười trên môi nên Ngài còn được gọi là – La Hán Khai Tâm – La Hán vui vẻ.

10. Vị La Hán thứ mười  – La Hán Thám Thủ

Là con trai của Thần Y, được thừa hưởng tất cả các kỹ năng của tổ tiên và có nhiều thành tích cao trong lĩnh vực y học.

La Hán này mỗi lần sau khi làm xong việc đều thích duỗi tay lên đỉnh đầu, lâu ngày sẽ thành danh.

11. Vị La Hán thứ mười một – Trầm Tư La Hán

Một khi vị La Hán trầm ngâm rơi vào trầm tư, thì dù thế giới bên ngoài có xảy ra chuyện gì, ông cũng không hề bị quấy rầy.

Vì ông ấy thích thiền định, suy nghĩ của ông hoạt bát hơn nhiều so với những người khác, và ông ấy là một vị La Hán với trí tuệ tuyệt vời.

12. Vị La Hán thứ mười hai – La Hán Oạt Nhĩ

Ông vốn là một nhà lý luận. Vì luận “nhĩ căn” mà nổi tiếng thế nhân. Cái gọi là “nhĩ căn” chính là một trong số lục căn bao gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Lục căn là khí quan chủ yếu để chúng ta nhận thức thế giới. Muốn thành Phật, lục căn phải thanh tịnh. Trong lục căn thì nhĩ căn sinh ra nhận thức. Cho nên nhĩ căn thanh tịnh là quan trọng nhất. Bởi vì vị La hán này có nhĩ căn thanh tịnh nhất nên khi tạc tượng trong Phật giáo thường đắp hình dáng của ông thành hình nhĩ căn.

13. Vị La Hán thứ mười ba – La Hán Bố Đại

Ông vốn là người bắt xà ở Ấn Độ cổ. Khi đi bắt xà trong núi ông thường mang túi to để tránh cho người đi đường bị rắn cắn. Sau đó ông lại nhổ bỏ răng độc của chúng đi và thả vào rừng núi. Bởi vì phát thiện tâm và đắc được quả vị La Hán bên thân ông luôn có chiếc túi nên người đời gọi ông là “Bố Đại La Hán”.

14. Vị La Hán thứ mười bốn – La Hán Ba Tiêu

Theo truyền thuyết, Ngài đã từng tu hành dưới gốc cây chuối và cuối cùng trở chứng đắc quả vị La Hán.

La Hán Ba Tiêu có công năng lên trời, xuống đất và đây là vị La Hán có thần thông quảng đại nhất trong số các vị La Hán.

15. Vị La Hán thứ mười năm – La Hán Trường Mi

Ông vốn là một hòa thượng. Khi sinh ra ông đã có lông mày trắng dài rủ xuống, bởi kiếp trước ông chính là một hòa thượng tu hành, tu hành đến già, tóc đều rụng hết chỉ còn hai cọng lông mày dài. Sau khi chết đầu thai chuyển thế, cọng lông mày này cũng được mang theo. Cha mẹ ông biết rõ ông là người tu hành cho nên lại đưa ông đi xuất gia. Cuối cùng ông tu thành La Hán và được thế nhân gọi là Trường Mi La Hán.

16. Vị La Hán thứ mười sáu – La Hán Khán Môn

Sau khi xuất gia, mỗi lần ông đi hóa duyên đều dùng nắm tay gõ cửa từng nhà để họ ra bố thí.

Có lần anh ta đập cửa quá dữ dội trong lúc hóa duyên làm hỏng cửa chính của họ, cuối cùng không những không được bố thí mà còn phải bồi thường thiệt hại cho nhà họ.

Phật cho rằng cách của ông không ổn nên đã ban cho ông một cây gậy tích trượng. Lúc ông hóa duyên thì dùng cây gậy này rung lắc trước cửa, chủ nhà nghe thấy thanh âm này sẽ vui mừng mà ra cửa bố thí.

17. Vị La Hán thứ mười bảy – La Hán Hàng Hổ

Ông ta thường ở những nơi hổ đói xuất hiện, và mỗi khi gặp hổ đói, ông thường phân phát thức ăn của mình cho những con hổ đói.

Sau một thời gian dài, những con hổ xung quanh cảm nhận được lòng tốt củ ông nên hạ thủ cảnh giác và tuân theo mệnh lệnh của anh ta.

18.  Vị La Hán thứ mười tám – La Hán Hàng Long

Vị La Hán này cũng là vị La Hán được mọi người biết đến nhiều nhất và có thể thấy ông thường được xuất hiện trong các tiểu thuyết hoặc các bộ phim truyền hình và điện ảnh.

Theo truyền thuyết, ở Ấn Độ cổ đại, một vị Long Vương không hài lòng với thế giới loài người, và thường điều khiển lượng mưa, gây ra lũ lụt thường xuyên trên thế giới, dân chúng khốn khổ.

Con rồng giáng thế, La Hán đích thân hàng Long Vương ngỗ ngược, từ đó thế gian cuối cùng cũng yên ổn.

Dưới sự dựng hình của các bộ phim điện ảnh và truyền hình, mọi người đều phải trầm trồ khi nhắc đến vị La Hán này.

Khi mọi người lễ bái dưới các bệ tượng Phật là những người có năng lực và có uy đức vô biên, thì tất nhiên không thể dùng năng lực để xếp thứ tự, mọi người không cần phân biệt sự cao thấp khi hiểu được những vị La Hán này, rốt cuộc họ là người có uy đức vô biên nên chúng ta cần rất thành kính.

Đăng Dũng biên tập

Nguồn: visiontimes