Nguồn ảnh: Internet

Sức Khỏe

20 loài cây có chứa độc tố, bạn nên cân nhắc nếu trồng trong nhà

By Đăng Dũng

March 20, 2021

Không phải lúc nào cây cảnh cũng mang đến những lợi ích khi được bố trí trong không gian nội thất. Có những loại cây không nên trồng trong nhà bởi sẽ đem lại điềm gở trong phong thủy. Thậm chí một số loại còn có độc tố, gây dị ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

1. Cây Đỗ Quyên

Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg.

Nguồn ảnh: Internet

2. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan

Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

Nguồn ảnh: Internet

3. Xương rồng bát tiên

Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.

Nguồn ảnh: Internet

4. Chuỗi ngọc

Cây chuỗi ngọc bi hay sen đá chuỗi ngọc là thực vật mọng nước, có tên khoa học là Sedum morganianum. Cây thích hợp trồng chậu treo trang trí cho cửa sổ nhà bạn thêm xanh tươi, sinh động.

Mặc dù cây cũng góp phần thanh lọc không khí, nhưng nếu bạn quyết định trồng cây này thì cần lưu ý rằng đây là cây cảnh có độc vì chứa chất gucosides. Đây là chất rất có hại cho cơ thể con người, nếu vô tình ăn phải sẽ gây mệt mỏi, tiêu chảy, thậm chí là ảnh hưởng đến hô hấp, gây khó thở, điều tiết nhịp tim khó khăn.

Nguồn ảnh: Internet

5. Hồng môn

Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

Nguồn ảnh: Internet

6.  Cẩm tú cầu

Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

Nguồn ảnh: Internet

7. Xương rồng kiểng

Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.

Nguồn ảnh: Internet

8. Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,…)

Có tên khoa học là Philodendron spp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.

Nguồn ảnh: Internet

9.     Tulip

Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

Nguồn ảnh: Internet

10.  Ngô đồng

Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

Nguồn ảnh: Internet

11.  Cây vạn thiên thanh

Loại cây này còn được biết với tên minh ti, chúng thuộc họ ráy, có hình dáng đẹp nên được nhiều người ưa chuộng chọn làm cây cảnh, nhất là trồng trong nhà. Tất cả các bộ phận của cây này đều có độc từ rễ tới ngọn. Do đó bạn tránh chạm vào chúng khi di chuyển và chăm sóc nhé. Khi không may bị dính nhựa cây nên làm dịu chúng bằng nhiệt như hơ nóng hay rửa bằng nước ấm.

Nguồn ảnh: Internet

12.  Vạn tuế

Loài cây này không nên trồng trong phòng kín vì có thể gây bệnh, ngộ độc, thậm chí tử vong mà bạn không cần phải chạm đến chúng. Riêng vỏ và ngọn cây vạn tuế có chất độc mạnh có thể gây ung thư hay loạn thần kinh mãn tính.

Nguồn ảnh: Internet

13. Cây kim tiền

Cây Kim Tiền là cây phong thủy số một của các gia đình, trồng cầu mong may mắn, tài lộc. Tuy nhiên, cần cân nhắc bởi trong thân và lá cây có chứa canxi oxalat, gây nóng rát, bỏng lưỡi, cổ họng nếu ăn phải. Nặng hơn sẽ gây sưng viêm, ngạt thở và xuất huyết dạ dày. Nhựa cây dính lên mắt cũng ảnh hưởng xấu đến thị lực.

Nguồn ảnh: Internet

14.    Cây ấu tàu (Aconitum)

Năm 2014, một người làm vườn cho một tòa biệt thự thôn quê nước Anh tử vong đầy bí ẩn do suy tạng. Phần độc nhất là rễ cây, dù trên lá cũng chứa chất độc. Cả rễ lẫn lá đều có chứa chất tác động đến hệ thần kinh và có thể hấp thụ qua da.

Nguồn ảnh: Internet

15.  Cây trúc đào

Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Nguồn ảnh: Internet

16.  Cây thơm ổi hay hoa ngũ sắc 

Thơm ổi, hay còn gọi là hoa ngũ sắc, có tên khoa học là Lantana Camara L, quả có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A, gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.

Nguồn ảnh: Internet

17.   Cây thủy tiên

Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

Nguồn ảnh: Internet

18.      Hoa tú cầu

Là loại hoa được trồng làm cảnh khá phổ biến. Hoa và lá của tú cầu chứa độc chất cyanogenic glycoside. Ở Việt Nam ta có nhiều trên Đà Lạt. Cây thân thảo bụi, sống lâu năm, lá mọc đối theo từng đốt trên thân, lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, thân lá nhẵn, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Cây cho hoa vào mùa xuân hè. Tuy nhiên nếu ăn phải, chất độc sẽ khiến bạn đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp, sau đó, bạn sẽ toát mồ hôi, ngứa da và rơi vào trạng thái hôn mê. Khách đi du lịch vô tình ăn phải loài hoa này cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến một cơ sở y tế gần đó nhất để được xử lý kịp thời.

Nguồn ảnh: Internet

19.  Cây Trạng Nguyên

Trạng Nguyên là một loài rất được ưa chuộng để trồng trong nhà hay bố trí ngoại thất. Không chỉ mang vẻ đẹp ấn tượng và nổi bật với lá cây màu đỏ mà nó còn có ý nghĩa đại diện cho thành tựu, sự đỗ đạt trong thi cử.

Tuy vậy, Trạng Nguyên cũng thuộc top các loại cây không nên trồng trong nhà bởi phần nhựa và lá cây đều chứa độc. Nhựa mủ (latex) của cây khi tiếp xúc với da có thể gây dị ứng, phát ban, nếu tiếp xúc với mắt sẽ bị sưng đỏ, kích ứng. Trẻ nhỏ nếu ăn phải lá cây sẽ bị đau dạ dày, dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa.

Nguồn ảnh: Internet

20.    Cây hoa sứ

Mặc dù có hoa rất đẹp nhưng nhựa của cây hoa sứ lại chứa độc tố có khả năng gây ngộ độc cho con người.

Các nhà khoa học khuyến cáo nhựa của cây này khá độc, có thể gây xung huyết da, thậm chí ngộ độc.

Nguồn ảnh: Internet

Trên đây là những cây có chứa chất độc, Vạn Điều Hay xin quý độc giả tham khảo! Nếu các bạn vẫn muốn trồng làm cảnh trong nhà thì nên chia sẻ những điều này cho những người thân biết, đặc biết là nhà có trẻ nhỏ các bạn nên cẩn thận hơn, nếu được thì cố gắng treo cây lên thật cao để trẻ không chơi nghịch, hay ngắt lá được.

Biên tập: Thiên Hà

Nguồn: Tổng hợp