Dựa trên phân tích của chuyên gia tài chính Nhật Bản, Nobori Norio – tác giả cuốn sách “Những thủ thuật và cách thức để kiếm được 300 triệu yên ở tuổi 33” – cho biết thói quen mua sắm của người giàu và người nghèo vô cùng khác nhau. Cũng bởi vậy, khoảng cách tài sản giữa hai đối tượng này lại càng kéo dài thêm.
Với những người không có nhiều tiền, họ ít khi nghĩ về giá trị của một món đồ. Vì thế, những món đồ này vừa lãng phí tiền bạc vừa chiếm dụng một không gian rất lớn, nếu có bán lại thì giá trị cũng không cao.
Tất nhiên, với người giàu, họ biết được sự lựa chọn của mình. Dưới đây là 3 món đồ họ không bao giờ bỏ tiền mua:
- Thời trang “ăn liền”
Thu hút người dùng vì giá cả rẻ và thay đổi theo mode, loại thời trang này vô cùng được người trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, nhược điểm của loại thời trang này là quần áo kém chất lượng, dễ lỗi mode, khó bán lại. Hơn nữa, vì là thời trang “ăn liền”, được sản xuất hàng loạt nên loại thời trang này thường chứa hóa chất có hại cho sức khỏe và nếu bỏ đi sẽ gây hại cho môi trường.
Với giá trị sản phẩm không cao, chắc chắn không nằm trong lựa chọn mua sắm của người giàu rồi. Hơn nữa, nhiều người tài chính hạn hẹp mua loại thời trang này với suy nghĩ chẳng đáng mấy tiền, tới khi mua về có khi còn không mặc bao giờ.
- Những đồ công dụng gần giống nhau
Những đồ có công dụng gần giống nha, khi mua về, chỉ thoả mãn suy nghĩ của người mua rằng mình chưa có đồ dùng màu này/hình dáng này mà thôi. Tới khi dùng, chắc chắn người mua sẽ chỉ dùng đồ mới nhất và bỏ lại đồ cũ dù chưa hỏng.
Cách chi tiêu không hề thông minh này chính là một trong những cách phung phí tiền một cách nhanh nhất. Tài chính đã hạn hẹp nhưng chi tiêu không tiết kiệm, bởi vậy, đừng hỏi sao bản thân mãi không giàu được.
- Sản phẩm đồng giá
Ưu điểm của các sản phẩm đồng giá là rẻ còn nhược điểm là mức độ công năng lại chỉ ở mức thấp. Tuy nhiên, vì giá cả như vậy nên rất thu hút người mua với số lượng lớn một cách bất ngờ.
Cũng theo Nobori Norio, người giàu thường mua đồ với 2 tiêu chí:
1. Độ bền cao: Chất lượng sản phẩm được người giàu lấy làm tiêu chuẩn ưu tiên, dù đó là quần áo, đồ nội thất hay thực phẩm. Hơn nữa, sản phẩm đó có tuổi thọ sử dụng và không cần thay thế thường xuyên, tránh lãng phí tiền bạc.
2. Giá trị bán sang tay tốt: Không ít những người giàu ưa thích và dành nhiều tiền để chi cho những bức tranh nổi tiếng hay đồng hồ hàng hiệu… Lý do là bởi giá bán lại vẫn cao và dễ tìm được người mua.
Nguồn: Doanh nghiệp&Tiếp thị
Vũ Nam biên tập.