Nguồn ảnh: Internet

Sức Khỏe

4 nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên chảy máu cam! Cách bấm huyệt để ngưng chảy máu nhanh chóng

By Đăng Dũng

May 06, 2021

Một bà mẹ đưa con 7 tuổi đi khám, cháu bé bị chảy máu mũi khắp mặt. Người mẹ nói: Không hiểu sao đứa trẻ này chảy máu cam gần như là “chuyện thường xảy ra trong nhà”. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên đứa trẻ lại chảy nhiều máu như vậy.

Những đứa trẻ trong gia đình bạn có hay bị chảy máu cam không? Nguyên nhân nào khiến trẻ dễ bị chảy máu cam, cách xử lý và phòng tránh hiệu quả?

Theo số liệu nghiên cứu trước đây, hơn một nửa số trẻ em đã từng bị chảy máu cam trước 10 tuổi. Có 4 nguyên nhân chính.

1. Do trẻ thường xuyên ngoáy mũi

Chín mươi phần trăm trường hợp chảy máu cam ở trẻ em là ở vùng hốc mũi, là lớp dưới niêm mạc có mạch máu dày đặc ở phần dưới cùng của vách ngăn mũi.

Do nằm trước hốc mũi, mạch máu nhỏ, mỏng manh và nhiều, trẻ em hoạt động nhiều hơn người lớn, rất dễ bị va chạm ngẫu nhiên vào chỗ này, hoặc những va chạm do tai nạn khác. Chảy máu cam tuy thường gặp ở trẻ em nhưng lại không phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, thậm chí nếu có thì thường do va chạm mạnh.

Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi có thói quen xấu là ngoáy mũi bằng ngón tay, gây tổn thương và vỡ mạch máu. Do đó, mẹ sẽ thấy trẻ thường bị chảy máu mũi khi thức dậy vào ban đêm hoặc sáng sớm, đó là thói quen ngoáy mũi khi ngủ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, lượng máu cam chảy không nhiều.

Khi độ ẩm không khí hạ thấp như khi bật máy sưởi vào mùa đông, các mạch máu dễ vỡ hơn, và chảy máu do niêm mạc mũi bị khô.

2. Trẻ đưa dị vật vào hốc mũi

Một số trẻ nhỏ hoặc trẻ mắc chứng tự kỷ, tăng động thậm chí có thể nhét dị vật nhỏ vào lỗ mũi vì tò mò, và làm tổn thương mạch máu.

3. Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, u hốc mũi

Nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng mãn tính hoặc cấp tính, do dị ứng phấn hoa mùa xuân hoặc dị ứng khói bụi ở nhà, mũi luôn ngứa ngáy, cọ xát không kiểm soát thì cũng sẽ chảy máu cam thường xuyên.

Các bệnh về mũi tương đối hiếm gặp khác như viêm xoang, u mũi… cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu cam.

4. Các vấn đề về đông máu

Nếu con bạn thường xuyên chảy máu ở những vị trí khác ngoài chảy máu cam, chẳng hạn như dễ chảy máu lợi khi đánh răng, bạn phải kiểm tra các vấn đề về đông máu, chẳng hạn như quá ít tiểu cầu hoặc sử dụng thuốc.

Còn thanh thiếu niên dễ bị chảy máu cam, bạn phải kiểm tra xem có khả năng thường xuyên hít phải khói thuốc trong khoang mũi hay không.

Cách ấn huyệt nghinh hương và cách ngăn ngừa chảy máu cam ở trẻ em như thế nào?

1. Ấn huyệt nghinh hương

Mặc dù chảy máu cam phổ biến ở trẻ em, nhưng may mắn thay, hầu hết chảy máu cam ở trẻ em là các triệu chứng nhẹ, không nguy hiểm.

Nếu trẻ bị chảy máu cam đột ngột, cha mẹ có thể dùng ngón trỏ và ngón cái véo ngay huyệt nghinh hương phần trên cánh mũi của trẻ trong khoảng 5 đến 10 phút, không được buông ra trong giai đoạn này. Nếu chỉ chảy một bên mũi, thì hãy ấn mũi bên kia. Nếu bị ở cả hai bên, bạn có thể ấn cả hai bên cùng một lúc nhưng yêu cầu trẻ mở miệng và thở.

Đồng thời, cha mẹ nên bình tĩnh xoa dịu trẻ đang hoảng loạn, càng bình tĩnh trẻ càng nhanh chóng chấm dứt tình trạng chảy máu cam.

Nhớ không được kê cao đầu hoặc nằm, thay vào đó nên cho trẻ đứng hoặc ngồi thẳng, có thể hơi hạ thấp đầu của trẻ để tránh chảy máu cam xuống họng làm tắc đường thở gây ngạt thở.

2. Cách ngăn ngừa chảy máu cam

– Chú ý dưỡng ẩm. Nếu không khí trong nhà khô, bạn có thể đặt máy tạo độ ẩm. Cha mẹ cũng có thể thường xuyên bôi thuốc mỡ giữ ẩm vào khoang mũi của con mình.

– Bỏ thói quen ngoáy mũi. Khuyến khích trẻ ít dùng ngón tay ngoáy lỗ mũi.

– Luôn giữ cho khoang mũi sạch sẽ. Dạy trẻ vệ sinh khoang mũi bằng nước muối sinh lý thông thường, có thể vệ sinh 1-2 lần/ngày như đánh răng để giữ vệ sinh khoang mũi sạch sẽ, loại bỏ các dị nguyên (như bụi phấn…) có thể gây viêm mũi trong hốc mũi.

– Giảm tiếp xúc với chất gây dị ứng. Nếu con bạn bị dị ứng với phấn hoa, không trồng hoa hoặc cây ở nhà, đóng cửa sổ nhà, rửa mặt và thay quần áo khi con bạn đi du lịch về. Nếu con bạn bị dị ứng với vật nuôi, bạn không nên nuôi thú cưng ở nhà.

– Giảm tổn thương do va chạm ở mũi cho trẻ. Điều này có thể hơi khó đối với trẻ nhỏ, nhưng cha mẹ có thể dạy trẻ cách xì mũi nhẹ nhàng, chẳng hạn như đầu tiên dùng ngón tay ấn vào một bên lỗ mũi, sau đó nhẹ nhàng thở ra bên ngoài, sau đó lặp lại bên còn lại.

Nếu con bạn thường xuyên chảy nước mũi, thay vì lau mạnh, bạn có thể lau nhẹ bằng khăn ẩm.

Nếu trường hợp nặng bạn cũng nên cho trẻ đi khám bác sỹ ngay để có những biên pháp cấp cứu kịp thời!

 

Biên tập Thiên Hà

Nguồn: epochtimes.com