Cuộc Sống 4 Phương

Cáсh đòi nợ tài tình: Hiệu quả ngoài ý muốn của lối tư duy ngược nổi tiếng

By Đăng Dũng

November 14, 2021

Khi suy nghĩ theo lối mòn không hiệu quả, bạn hãy thử thay đổi phương thức tư duy, rất có thể thu hoạch được những kết quả không ngờ.

Tư duy đảo ngược là cách suy nghĩ ngược lại về những điều và quan điểm phổ biến và có vẻ như đã trở thành kết luận.

Đôi khi, có những việc mà chúng ta có nghĩ thế nào cũng không thông, nhưng khi đổi góc độ, phương thức tư duy lại thu hoạch được những bất ngờ ngoài ý muốn.

Dưới đây là 5 tình huống bất ngờ như vậy:

Câu chuyện thứ 1: Cáсh đòi nợ tài tình

Hassan cho một thương nhân vay 2000 đô, hai người có giấy biên nhận vay nợ cẩn thận. Tuy nhiên, gần đến hạn, Hassan bỗng phát hiện giấy ghi nợ đã bị mất.

Ông biết rằng, một khi giấy nợ không còn thì người vay có thể sẽ quỵt tiền. Vì thế, Hassan hết sức lo lắng, tâm sự với bạn mong nhận được lời khuyên.

Bạn của Hassan đã nói với ông rằng hãy viết thư gửi cho thương nhân kia, nói với anh ta đến thời hạn thì phải trả 2500 đô mà anh ta đã vay.

Hassan nghe bạn nói vậy cảm thấy không hiểu, liền hỏi:

“Tôi mất giấy nợ rồi, giờ 2000 còn không biết có đòi được không, làm sao mà lại bảo anh ta trả 2500 được?”.

Bạn của Hassan nói ông cứ làm theo mình, nhất định sẽ có hiệu quả.

Cho vay tiền, hai người có giấy biên nhận cẩn thận, nhưng không may Hassan đã đánh mất nó

Sau khi thư được gửi đi, Hassan rất nhanh nhận được thư phản hồi, người thương nhân vay tiền viết trong thư rằng:

“Tôi vay ông 2000 đô chứ không phải 2500 đô, tới khi đó nhất định sẽ trả đúng hẹn”.

Hassan nhẹ người, cảm phục kế hay của bạn.

Câu chuyện thứ 2: Thuốc chữa bệnh thất tình

Một thanh niên đứng trên sân thượng có ý định muốn gieo mình xuống. Nhiều người vây quanh khuyên nhủ anh chớ nên dại dột.

Cảnh sát nhanh chóng có mặt tại đây. Khi được hỏi nguyên nhân, cậu thanh niên nói rằng, cô bạn gái yêu suốt 8 năm đã bỏ cậu chạy theo đại gia. Ngày mai cô ấy lên xe hoa rồi, cậu cảm thấy việc tiếp tục sống không còn ý nghĩa nữa.

Một ông lão đứng gần đó biết chuyện liền lên tiếng: “Vợ người kháс ở với cậu suốt 8 năm trời, cậu còn muốn đòi gì nữa chứ?”.

Cậu thanh niên suy nghĩ một hồi, thấy lời ông lão nói quá đạo lý, liền mỉm cười tự mình quay vào, từ bỏ ý định nhảy xuống.

Trong cuộc sống, có nhiều chuyện tưởng chừng rơi vào bế tắc, vô phương cứu chữa. Tuy nhiên, nếu dùng tư duy ngược để suy nghĩ, bạn sẽ nhận ra nó cũng chẳng khó khăn đến vậy. Đôi khi, thay đổi góc độ để suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề, mọi chuyện có thể rõ ràng và thoáng đãng hơn rất nhiều.

Câu chuyện thứ 3: Tìm lại điện thoại bị mất

Ở gần ga tàu, một thanh niên bị trộm điện thoại di động. Thay vì đôn đáo đi tìm kẻ trộm, cậu liền nhờ một người bạn nhắn vào điện thoại đó như sau:

“Anh ơi, tàu sắp rời bến rồi, em không đợi anh được nên đi trước nhé. Lần trước thiếu nợ anh 200 đô, em đặt trong tủ A21 ở ga tàu, mã số là 1685”.

Nửa tiếng sau đó, kẻ trộm điện thoại đã bị tóm gọn trước tủ A21 trong khu nhà ga xe lửa. Sử dụng tư duy ngược để suy nghĩ, nhiều vấn đề có thể được giải quyết dễ dàng hơn bạn nghĩ.

Dùng tư duy ngược đã dễ dàng dụ được tên trộm điện thoại di động

Câu chuyện thứ 4: Tư Mã Quang đập vỡ chum

Tích truyện “Tư Mã Quang đập vỡ chum” là một trường hợp tư duy ngược rất nổi tiếng. Tư Mã Quang là một nhà Sử học, một học giả nổi tiếng của Trung Quốc, đã từng làm chức Tể tướng dưới hai triều đại vua Tống.

Từ nhỏ, Tư Mã Quang đã bộc lộ trí thông minh hơn người và tài năng xuất chúng. Một ngày nọ, Tư Mã Quang cùng bạn bè nô đùa, chơi trò “trốn tìm” trong vườn hoa, mỗi người chạy một ngả để tìm chỗ trốn.

Một bạn nhỏ đã nhảy vào chum lớn để trốn mà không rằng trong đó có chứa đầy nước. Bị sặc nước, cậu bé kêu la thất thanh khiến các bạn chơi cùng được phen hoảng sợ, lo lắng.

Chiếc chum khá cao, bọn trẻ chưa trèo lên được, chưa ai biết làm gì để cứu bạn, chỉ có Tư Mã Quang là bình tĩnh suy nghĩ giây lát. Cậu lấy đá đập chum nước để nước chảy hết ra, và cậu bạn kia đã được cứu.

Khi thấy người khác rơi xuống nước, theo tư duy thông thường, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc “cứu người ra khỏi nước”. Nhưng Tư Mã Quang ở tình huống cấp bách lại vận dụng tư duy ngược, dứt khoát dùng hòn đá đập vỡ chum “để nước ra khỏi người”, cứu sống sinh mạng cậu bạn.

Câu chuyện thứ 5: Cải tiến dây chuyền sản xuất

Các nhà máy trước đây, con người thường phải chạy tới chạy lui quanh máy móc thiết bị. Điều này khiến công nhân mệt mỏi rã rời, tốn người tốn công mà hiệu suất công việc lại không cao.

Sau đó, có người đưa ra đề xuất cải tiến quy trình làm việc. Theo đó, máy móc phải hoạt động tuần tự theo dây chuyền, còn công nhân chỉ việc đứng một chỗ.

Với cách này, khái niệm dây chuyền sản xuất dần được phát triển và hiệu suất được cải thiện đáng kể. Nhật Bản chính là quốc gia thịnh hành kiểu tư duy ngược này.

Nguồn: songdep

Thái An biên tập