Nguồn ảnh: Internet

Kinh Nghiệm Hay

5 ổ vi khuẩn không ngờ trong nhà bếp

By Đăng Dũng

April 06, 2021

Bếp là một trong những khu vực dễ lây lan vi khuẩn nhất. Việc lây nhiễm chéo hoàn toàn có thể diễn ra ở khu bếp do những vi khuẩn đó có thể lây từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín và ngược lại.

Dưới đây là các dụng cụ, đồ vật trong nhà bếp được cho là “ổ” vi khuẩn, cần phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thay mới định kỳ.

1. Khăn lau bếp là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn

Chiếc khăn lau bếp là vật dụng quen thuộc, được sử dụng cho rất nhiều mục đích như: lau tay, lau bát đũa, bắc nồi hoặc lau mặt bàn… Tuy nhiên, 49% những chiếc khăn ở trong bếp được các nhà nghiên cứu tìm thấy chứa rất nhiều vi khuẩn.

Chiếc khăn lau bếp là vật dụng quen thuộc trong nhà bếp nhưng được xem là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn. Ảnh minh họa

   Trong những loài vi khuẩn “ngụ cư” trên chiếc chiếc khăn bếp có đến 37% là vi khuẩn E.coli; 37% là Enterococcus – họ vi khuẩn đường ruột và 14% là nhiễm tụ cầu vàng. Đặc điểm chung của những chiếc khăn bếp này cũng là việc các bà nội trợ đã sử dụng khăn được 1 tháng chưa giặt. Và càng những gia đình đông người và có nhiều con nhỏ thì số lượng vi khuẩn trên khăn càng cao.

Lời khuyên: Theo các chuyên gia tốt nhất là đừng để chiếc khăn lau tay ở gần nơi rửa ráy vì khi rửa thực phẩm, nước bẩn có thể bắn vào khăn. Ngoài ra, không tái sử dụng những chiếc khăn lau tay hoặc lau bát đũa vì có thể dễ dàng lây nhiễm vi khuẩn chéo. Thêm vào đó, nên thay khăn lau bếp định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần.

Nguồn ảnh: Internet

2. Thớt gỗ có thể chứa nhiều vi khuẩn gấp 200 lần nhà vệ sinh

Nguồn ảnh: Internet

Bề mặt thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại trong đó có E.coli. Theo Dailymail, những chiếc thớt gỗ có thể chứa nhiều vi khuẩn gấp 200 lần nhà vệ sinh nhất là khi sử dụng không đúng cách hoặc dùng trong thời gian quá lâu.

Mỗi gia đình nên có ít nhất 2-3 chiếc thớt sử dụng vào các mục đích khác nhau và cần vệ sinh thật sạch sau khi dùng xong. Ảnh: The Pioneer Woman

Chính vì vậy mà dụng cụ nhà bếp này luôn xuất hiện trong danh sách những nơi bẩn nhất trong nhà bếp mà bạn có thể không bao giờ ngờ tới. Việc sử dụng chung 1 thớt để cắt thịt và thái rau củ quả có thể làm tăng nguy cơ ô nhiễm chéo trong quá trình chuẩn bị thức ăn.

Lời khuyên: Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách khoa Hà Nội, mỗi gia đình nên có ít nhất 2-3 chiếc thớt sử dụng vào các mục đích khác nhau như: thái thịt chín, sống…

Sau khi dùng, rửa thớt bằng nước rửa chén pha chút nước ấm hoặc muối sau đó rửa lại thật sạch. Không dùng thớt quá lâu, 3 – 6 tháng nên thay thớt một lần. Ngoài ra, nên treo thớt ở vị trí thoáng, có nắng để tránh việc vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt thớt.

3. 90% giẻ rửa bát nhiễm khuẩn nặng

Nguồn ảnh: Internet

Giẻ rửa bát cũng là một trong những thứ được coi là “bẩn bậc nhất” nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn.

Theo các nhà khoa học, vi khuẩn trên giẻ rửa bát có thể gấp nhiều lần ở nhà vệ sinh. Một nghiên cứu do Hội đồng Vệ sinh (Anh) được tiến hành ở hơn 1000 gia đình tại các quốc gia là Anh, Úc, Đức, Ấn Độ, Malaysia, Ả Rập Saudi, Nam Phi và Mỹ cho kết quả là 90% giẻ rửa bát nhiễm khuẩn nặng với khoảng 20.000 vi khuẩn trên mỗi cm 2. Thậm chí, các nhà khoa học khẳng định, vi khuẩn trên giẻ rửa bát có thể gấp nhiều lần ở nhà vệ sinh.

Nguyên nhân được cho là giẻ rửa bát được dùng để lau hầu hết các vật dụng trong nhà bếp, tiếp xúc với cả thực phẩm sống, chín nên dễ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, giẻ lại ẩm ướt thường xuyên nên là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.

Lời khuyên: Theo Hội đồng Vệ sinh (Anh), sau khi rửa bát, bạn nên làm sạch giẻ rửa bát bằng cách giặt hoặc ngâm vào nước nóng để diệt vi khuẩn gây hại, sau vắt khô nước và đem phơi ở nơi thoáng mát, có nắng.

Không nên dùng giẻ rửa bát để lau bàn hoặc các đồ dùng khác. Bạn có thể thay giẻ rửa bát định kỳ 1-2 tháng / lần hoặc thay ngay nếu thấy giẻ có mùi khó chịu.

4. Đũa có thể là nơi vi trùng, nấm mốc phát triển.

Nguồn ảnh: Internet

Với những đôi đũa đã sử dụng quá lâu, chất lượng kém, thường có bề mặt không trơn láng. Đây chính là nơi thức ăn dễ bám vào, nếu vệ sinh không sạch sẽ khiến vi trùng, nấm mốc phát triển.

Hậu quả là gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy do các loại vi khuẩn như salmonella, escherichia coli, staphylococcus, clostridium botulinum. Ngoài ra một số nấm mốc độc nhiễm vào đũa có thể sinh độc tố aflatoxin rất độc hại, là nguyên nhân gây ung thư gan.

Nên thay đũa định kỳ và chọn vị trí khô thoáng để đặt đũa tránh nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.

Lời khuyên: Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ngoài việc rửa đũa bằng dung dịch nước rửa chén, bạn có thể cho đũa vào một nồi nước và đun sôi trong nửa giờ. Thao tác này sẽ loại sạch được những vi khuẩn gây hại có trong đũa.

Ngoài ra, chọn vị trí để đũa ở nơi khô thoáng, tránh vị trí ẩm mốc. Nên thay đũa định kỳ từ 3-6 tháng 1 lần.

5. Tủ lạnh là nơi ẩn chứa lý tưởng của vi khuẩn

Nguồn ảnh: Internet

Tủ lạnh là nơi bảo quản cả thực phẩm sống và thực phẩm chín. Nếu không sơ chế và bảo quản đúng cách bạn có thể biến tủ lạnh thành nơi ẩn chứa lý tưởng của vi khuẩn. Bởi lẽ nhiều loại vi khuẩn có thể phát triển ngay cả ở nhiệt độ thấp.

Điển hình là vi khuẩn listeria có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1 đến 4 độ C trong các thực phẩm thịt cá. Ngộ độc do vi khuẩn này gây ra là: bệnh nhiễm trùng máu, viêm màng não. Ngoài ra, thực phẩm để trong tủ lạnh cũng có nguy cơ bị nhiễm chéo vi khuẩn (giữa thịt phẩm  sống và chín) do không được vệ sinh sạch sẽ.

Nên thay đũa định kỳ và chọn vị trí khô thoáng để đặt đũa tránh nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.

Lời khuyên: Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng,  thực phẩm sau khi đưa ra khỏi ngăn đá không nên cấp đông trở lại. Khi rã đông, vi khuẩn bị kìm hãm được giải phóng sẽ sinh sôi phát triển rất nhanh. Nếu cấp đông trở lại tủ vi khuẩn sẽ tiếp tục gia tăng về số lượng có thể gây ngộ độc cấp tính và một số bệnh lý khác cho cơ thể.

Để vi khuẩn không bị tích tụ trong tủ lạnh, mỗi tuần, nên dọn vệ sinh ngăn mát và ngăn đá một lần. Trước khi cấp đông thực phẩm, nên chia thành từng túi nhỏ đủ lượng gia đình ăn để đảm bảo cho sức khỏe.

Bảo An biên tập

Nguồn: baovegiadinhviet