Tâm trạng của con người ta hàng ngày định hình cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Mỗi trạng thái ảnh hưởng theo các cách khác nhau đến nhận thức, suy nghĩ, cảm giác, trí nhớ, động lực, tương tác giữa người với người và ý thức về bản thân tại thời điểm đó
Theo thời gian, các trạng thái lặp đi lặp lại trở thành một khía cạnh của tính cách và định hình hành vi của chúng ta về lâu dài. Tuy nhiên, chúng ta thường không nhận ra tầm ảnh hưởng mà những trạng thái ấy để lại cho chúng ta tại thời điểm đó.
Âm nhạc là một cách dễ dàng để thay đổi tâm trạng của chúng ta. Ví dụ, những bài hát nhẹ nhàng có thể làm giảm các triệu chứng sinh lý xuất hiện khi lo lắng, từ đó kích hoạt phản ứng thư giãn giúp chúng ta cảm thấy thư thái hơn.
1. Quản lý stress
Âm nhạc mang lại cho chúng ta sự bình tĩnh và thư giãn. Nghe nhạc có mối liên hệ chặt chẽ đến việc làm
giảm sự căng thẳng bằng cách giảm hưng phấn sinh lý như đã được chỉ ra bằng cách giảm nồng độ cortisol, giảm nhịp tim và giảm áp lực động mạch trung bình. Tương tự như thiền định, nghe nhạc có thể giúp cải thiện đáng kể về mặt tâm trạng và chất lượng giấc ngủ . Ví dụ, việc nghe những bài hát với nhịp điệu chậm, chẳng hạn như nhạc thiền, được chứng minh là giúp giảm căng thẳng bằng cách thay đổi nhịp điệu vốn có của cơ thể như nhịp tim, như thế chúng ta sẽ được thư giãn nhiều hơn.
2. Hiệu ứng cảm xúc của âm nhạc
Âm nhạc có thể gợi lên một loạt những trạng thái cảm xúc khác nhau: sự phấn khích, lòng trắc ẩn hay sự dịu dàng. Ví dụ, bài quốc ca Hoa Kỳ hùng tráng gợi lên niềm tự hào của Vivaldi khiến một số người cảm thấy tràn đầy năng lượng.
3. Niềm vui âm nhạc.
Âm nhạc có khả năng kích hoạt những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ của người nghe, mà trong đó cảm xúc tích cực chiếm ưu thế. Những bài hát dễ chịu có thể giúp giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến ‘phần thưởng‘, chẳng hạn như dopamine. Sự giải phóng dopamine giúp chúng ta cảm nhận được môi rằng xung quanh trở nên thu hút hơn, cũng như tạo ra động lực để theo đuổi những cảm xúc tích cực. Những cảm xúc tích cực này có khả năng mở rộng tư duy của chúng ta theo những hướng có lợi cho sức khỏe và giúp phát triển những suy nghĩ sáng tạo.
4. Gắn kết xã hội
Âm nhạc được cho là chất keo giúp tăng cường sự hợp tác cũng như củng cố sự đoàn kết. Âm nhạc kích
thích các hormone oxytocin (hormone tình yêu) và serotonin (hormone hạnh phúc), chúng giúp tạo nên sự liên kết, tin tưởng và thân mật giữa người với người. Hơn nữa, đối mặt trước đại dịch ngày nay, sự cô lập xã hội và cảm giác cô đơn có thể được giảm bớt chỉ bằng một cách đơn giản đó là nghe nhạc.
5. Nhận thức về âm nhạc và thời gian
Như đã được nhắc đến ở phần trước, âm nhạc là một điều có thể kích thích cảm xúc một cách mạnh mẽ, vì thế nó cũng có thể tạo ra sự thay đổi quan hệ của con người với thời gian. Thời gian thực sự như trôi nhanh hơn khi nghe những bản nhạc mà ta yêu thích. Do đó, âm nhạc được sử dụng trong phòng chờ để giảm thời gian chờ đợi hoặc trong siêu thị để khuyến khích mọi người ở lại lâu hơn và mua sắm nhiều hơn. Khi nghe những bản êm dịu con người ta dường như quên mất sự tồn tại của thời gian. Ví dụ, người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn trong cửa hàng tạp hóa khi nhạc nền được bật có tiết tấu chậm. Âm nhạc còn có thể giúp những người đi làm cảm thấy hạnh phúc hơn khi mà phải làm những công việc cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán.
6. Âm nhạc như một yếu tố kích thích sự thèm muốn
Âm nhạc thường được tìm thấy trong những bối cảnh sử dụng chất kích thích. Âm nhạc có vai trò đối với một người bị nghiện như một tín hiệu thính giác cho cảm giác thèm ăn. Ví dụ, một cá nhân thường xuyên hút cần sa trong khi nghe nhạc reggae có thể vượt qua cảm giác thèm cần sa khi anh ta được cho nghe nhạc reggae trong quãng thời gian điều trị.
Tóm lại, cảm xúc là một khía cạnh cơ bản trong việc lắng nghe và tận hưởng âm nhạc. Âm nhạc có thể điều chỉnh tâm trạng (làm chúng ta vui vẻ hoặc thoải mái), giúp thể hiện cảm xúc, tăng cường sự gắn bó của một tập thể cũ.
Phương Uyên biên tập