Người xưa có câu: “Nuôi con phòng khi về già”. Tuy nhiên, điều đáng sợ nhất là, cả đời vất vả nuôi con, lo nghĩ mọi thứ cho chúng nhưng khi về già lại phải cô độc một mình, không nơi nương tựa.
Nhà văn nổi tiếng Long Ứng Đài từng viết: “Tôi dần hiểu được rằng, mối quan hệ giữa cha mẹ và con chỉ là duyên phận tại kiếp này. Khi không ngừng đưa mắt dõi theo, bóng lưng chúng càng lúc càng xa”.
Ngày nay hầu hết chúng ta đều nhận ra lạm dụng hoặc bỏ rơi có thể ảnh hưởng lâu dài đến trẻ. Nhưng còn nhiều hành động nhỏ mà gây hại khác bạn không ngờ tới.
Dưới đây là những hành vi của cha mẹ ảnh hưởng vô cùng xấu tới con.
1. Bảo vệ trẻ quá mức
Sợ con ngã, sợ tiếp xúc với chó mèo con sẽ bị ho, trời chưa trở gió đã che quấn cho con ấm áp… Rất nhiều bậc phụ huynh đang bao bọc con thế này.
Xa hơn, họ lo trước cho con trường lớp, xử lý giúp con mọi rắc rối với các mối quan hệ xung quanh. Những đứa trẻ được bao bọc quá mức thế này thường không có kinh nghiệm sống khi lớn lên. Kết quả chúng dễ thất bại và một khi gặp thất bại thì không có năng lực tự đứng lên. Đó mới là bất hạnh.
2. Phủ nhận cảm xúc của con
“Trẻ em.. luôn là những độc giả chăm chú, tò mò, háo hức, có mắt quan sát, nhạy cảm và nhanh nhạy nhất trên đời này” – trích trong một bài phỏng vấn của nhà văn Mỹ nổi tiếng E.B.White. Ông còn đưa ra lời khuyên: “Bất cứ ai nghĩ rằng viết cho trẻ em thì phải “hạ mình” đều đang lãng phí thời gian của chính người đó. Hãy nâng mình lên, thay vì hạ xuống.”
Bạn cứ hay bảo “đừng lo con”, “nín đi con”, thực ra thông điệp gửi đi này rất phản tác dụng. Bởi vì bạn đang dạy con che giấu cảm xúc của mình, dìm cảm xúc đó xuống, từ đó khiến con che giấu cảm xúc hoặc làm tê liệt cảm xúc bằng các cách không lành mạnh khi trưởng thành.
3. Chỉ khen ngợi thành tích
Khi cha mẹ khen trẻ đạt điểm tuyệt đối trong bài kiểm tra hoặc điểm cao nhất trong trò chơi, bạn đang dạy con rằng thành tích quan trọng hơn mọi thứ khác.
Những đứa trẻ chỉ nghe lời khen về thành tích có thể dung dưỡng suy nghĩ phải thành công bằng mọi giá. Chúng có thể nói dối, gian lận để thành người chiến thắng.
Cha mẹ hãy khen con trong suốt quá trình, để cho con thấy bản thân đã chăm chỉ mới đạt được thành công hoặc sẵn sàng dũng cảm làm một điều gì đó mà ban đầu không dám vượt qua.
4. Bắt con sống theo cách mình muốn
Albert Einstein – Nhà vật lý nổi tiếng người Đức đã từng nói: “Mỗi con người đều là một thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống cả đời và nghĩ rằng mình thật ngu ngốc”. Và tôi hiểu rằng không nên áp đặt con theo ý muốn của tôi mà hãy để con phát triển theo đúng sở trường của con thì con sẽ tự tin và hòa nhập với bạn bè, cộng đồng xã hội, tương lai con cũng sẽ là một đứa trẻ thành công trong cuộc sống dù ở bất cứ ngành nghề nào
Rất nhiều cha mẹ muốn con thực hiện việc mình chưa làm được. Những đứa trẻ thế này sẽ lớn lên không có niềm tự hào về bản thân, kém năng lực chịu trách nhiệm. Chúng có thể bực bội với cha mẹ, đồng thời cũng phụ thuộc cha mẹ để giúp đưa ra quyết định.
5. Đặt mục tiêu quá cao cho con, mong đợi sự hoàn hảo
Không ủng hộ chuyện con cái ăn nói thiếu lễ độ với cha mẹ, song cũng phải nhìn nhận lại lý do tại sao con cái lại ứng xử như thế với cha mẹ? Phải chăng cha mẹ đã không phải khi đòi hỏi con cái quá mức, quá khả năng của con, đẩy chúng vào cảnh khó xử…
Sinh con, nuôi con, giáo dục con là nghĩa vụ, trách nhiệm của con người, không phải là vì xuất phát điểm trong suy nghĩ của cha mẹ là sự đầu tư cho tương lai, để rồi sau này có thể yêu cầu chúng phải theo mình.
Đặt mục tiêu cao có thể tốt cho trẻ. Điều này dạy trẻ biết rằng bản thân có thể làm được nhiều điều hơn những gì trẻ nghĩ. Nhưng hoàn hảo cũng là con dao hai lưỡi bởi đây là giá trị không thể đo lường được. Trẻ có thể lớn lên với suy nghĩ rằng bản thân chưa đủ tốt vì chưa thể đạt được những gì bố mẹ mong muốn.
6. Khiến con thấy tội lỗi
Thường xuyên nhắc nhở con rằng bạn đã làm việc chăm chỉ như thế nào để mua đồ của chúng hoặc nhấn mạnh chúng cần biết yêu thương bố mẹ vì bố mẹ đã chăm lo cho chúng, có thể khiến trẻ cảm thấy tội lỗi về những gì chúng muốn.
Điều này cũng khiến trẻ có thể trở thành mục tiêu dễ dàng cho những kẻ muốn lừa đảo lấy thông tin của trẻ hoặc lợi dụng trẻ làm công cụ cho chúng bằng việc sử dụng các tội lỗi tương tự. Trẻ cũng có thể sẽ biến thành người sử dụng cảm giác tội lỗi như một vũ khí chống lại những người thân yêu.
Tuổi thơ luôn là khoảng thời gian điều kì diệu trong cuộc sống mà chúng ta chỉ nhận ra khi đã trở thành người lớn. Tuổi thơ là lúc chúng ta nhìn thế giới qua những vì sao, tìm thấy niềm vui trong sắc màu và cả những tiếng cười qua các trò chơi.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi một người đặc biệt với các con, nhất là khi đó lại là người đã đem đến “điều kì diệu” cho cuộc sống của chúng, không hiểu được chúng cần phải phát triển thế nào?
Trong tương lai không xa, cha mẹ sẽ không mãi ở bên con cái. Cho nên, khi con ở bên cạnh hãy dạy chúng cách đối mặt với xã hội hiện thực tàn khốc. Đồng thời, thay vì dùng tình yêu bao bọc trẻ quá nhiều, cha mẹ cũng cần dạy cho trẻ về lòng cảm ơn, sự tử tế và tốt bụng. Cha mẹ đừng biến con thành đứa trẻ ích kỷ chỉ biết đòi hỏi và không cần biết đến nỗi vất vả của cha mẹ.
Hằng Tâm