Ở các vùng quê Việt Nam, hoa mào gà được nhiều gia đình trồng làm cảnh, nhưng mọi người hầu như đều không biết được các công dụng quý giá rất tốt cho sức khỏe của cây hoa mào gà.
Hoa mào gà còn được gọi bằng những tên khác như: kê đầu, kê cốt tử hoa, mồng gà.
1. Ý nghĩa cây hoa mào gà
Người xưa cho rằng trồng hoa mào gà trong nhà sẽ mang lại sự bình an, may mắn và thành công, thuận lợi cho người sử dụng.
2. Công dụng của hoa mào gà đối với sức khỏe
Trong đông y, người ta dùng hoa, hạt và lá để làm thuốc với tên gọi là kê quan hoa (Flos Celociase Cristatae).
Tên khoa học Celosia cristata L., Hoa có màu đỏ, mọc tập trung ở đỉnh như mào con gà nên người ta gọi là hoa mào gà. Hoa được thu hoạch vào cuối hè đầu thu, thu hoạch hoa xong đem phơi khô, để vào lọ thủy tinh hoặc những nơi khô ráo nơi khô ráo để làm thuốc.
Sách Nam dược của Thiền sư Tuệ Tĩnh viết: “Kê quan hoa tính mát, khí thuần hòa, trị được chứng trường phong hạ huyết (đi cầu ra máu), chứng trĩ, mạch lương, lỵ và băng huyết”.
Cây hoa mào gà có nhiều loại khác nhau: mào gà trắng (hoa mào gà dại), hoa mào gà vàng, mào gà đỏ, mào gà đuôi phụng đỏ… nhưng cây hoa mào gà được dùng phổ biến nhất ở Việt Nam là cây hoa mào gà đỏ và cây hoa mào gà trắng.
Công dụng cây hoa mào gà đỏ
Tên khoa học Celosia cristata L.. Trong Đông y, hoa Mào gà đỏ có vị ngọt, mát, giúp thanh nhiệt, cầm máu, chữa lỵ ra máu, trĩ chảy máu, chữa rắn độc cắn.
– Chữa sa trực tràng (lòi rom), trĩ hậu môn, ỉa ra máu: Sắc cả hoa và hạt cây mào gà với liều 15g với 3 bát nước, lấy 1 bát uống nguội, uống 3 lần/ngày, hoặc phơi khô, tán thành bột, làm viên nhỏ như hạt đậu, uống nhiều lần thành đợt điều trị.
– Cây mào gà trị rắn độc cắn: Dùng 4 – 12g, dạng sắc hoặc giã nhỏ vắt nước uống. Chữa dạ dày, ruột chảy máu…dùng 10g hoa mào gà khô (25 – 30g tươi) sấy khô, tán nhỏ, chia nhiều lần uống trong ngày, mỗi lần 1 – 2g. Nhai 10 hạt, nuốt nước, bã đắp chỗ rắn cắn.
– Chữa bệnh kiết lỵ: Sử dụng cây mào gà đỏ, phòng phong mỗi loại lấy khoảng 50g sau đó đem đi rửa sạch, sao vàng. Giã nhỏ hỗn hợp kể trên và trộn với hồ gạo thành viên to bằng hạt ngô. Mỗi lần sử dụng nên uống 1 viên, mỗi ngày uống 2 lần
Liều dùng Mào gà đỏ: Hoa và hạt Mào gà đỏ sắc uống 8 – 15g/ ngày.
Lưu ý từ chuyên gia: Không dùng cây mào gà để chữa bệnh cho đối tượng người béo mập quá mức, bệnh u cục.
Công dụng cây hoa mào gà trắng
– Trị cao huyết áp: cây mào gà 3 – 4 cái, hồng táo 10 quả, sắc uống hàng ngày.
– Nôn ra máu: Mào gà sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần với nước ấm. Hoặc hoa cây mào gà tươi 15 – 24g hầm với phổi lợn lượng vừa đủ trong 1 giờ rồi chia ăn vài ba lần trong ngày.
– Ho ra máu: Hoa mào gà 30g, trắc bá diệp 30g, cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống, hoặc hoa mào gà tươi 24g, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc uống.
– Lòi dom chảy máu: Kê quan hoa và phòng phong lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, vê thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 70 viên với nước cơm khi bụng đói.
– Chảy máu mũi: Hoa mào gà trắng tươi 30g, trắc bá diệp 30g, cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống, hoặc hoa mào gà 9g, thịt lợn nạc 250g, hai thứ hầm nhừ chia ăn vài lần
– Đái buốt, đái ra máu: Cây mào gà trắng, mỗi ngày uống 15 – 20g với nước cơm hoặc dùng hoa mào gà 15g sắc uống.
– Di tinh: Hoa mào gà trắng 30g, kim ti thảo (Melica scabrosa Trin) 15g, kim anh tử 15g, sắc uống.
– Đại tiện ra máu: Hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6 – 9g, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, hoặc Hoa mào gà 30g, ngải diệp 30g sao đen, sắc uống.
– Nhọt độc vùng gáy: Hoa cây mào gà tươi, nhất điểm hồng tươi và liên tử thảo tươi lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, chế thêm một chút đường đỏ rồi đắp vào tổn thương.
– Trĩ lở loét: Hoa mào gà 3g, ngũ bội tử 3g, một chút băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng loét.
– Bế kinh: Hoa mào gà tươi 24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày.
– Kinh nguyệt quá nhiều (đa kinh): Hoa cây mào gà lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6g khi bụng đói với một chút rượu, hoặc hoa mào gà trắng sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần mỗi lần 6g với một chút rượu vang hoặc nước ấm.
– Khí hư: Hoa mào gà trắng 15g, bạch truật 9g, bạch linh 9g, bông mã đề tươi 30g, trứng gà 2 quả, sắc uống.
– Cây mào gà chữa đau bụng sau đẻ: Hoa mào gà trắng 30g sắc với rượu vàng uống.
Hy vọng sau khi đọc bài viết các bạn có thể biết được phần nào những thông tin và tác dụng của cây mào gà trong việc chữa và điều trị bệnh. Để có thể điều trị bệnh được hiệu quả hơn thì người bệnh cần có sự tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: thoaihoacotsong