https://5b0988e595225.cdn.sohucs.com/images/20190916/673014a6fc334a8695d0d7729236023d.jpeg

Làm Cha Mẹ

7 bước xử lý con hay cãi lại

By Đăng Dũng

August 03, 2020

Trong mắt chúng ta trẻ em luôn là những thiên thần, nhưng đôi lúc sẽ có một vài vấn đề trong giao tiếp khi chúng bắt đầu cãi lại bạn. Là cha mẹ, đối diện với tình huống này. Chúng ta làm sao để dạy dỗ trẻ đúng mực mà vẫn duy trì tốt mối quan hệ đó.

Theo Bright Side chia sẻ rằng thông qua các chuyên gia họ biết tầm quan trọng của việc duy trì chuẩn mực lễ nghi trong gia đình và chúng tôi xin chia sẻ 7 bước để xử lý khi con bạn cãi lại.

Bước 1: Tránh trả lời con theo một kiểu

Đôi khi rất khó để giữ bình tĩnh khi con bạn cãi lại, nhưng một điều quan trọng là hãy chú ý hành động của chính mình. Cha mẹ cố gắng ước chế bản thân không thể hiện sự bực tức trong người, quát mắng hay chửi thề. Hãy là những tấm gương cho con trẻ noi theo.

Đừng để trẻ lặp lại những từ ngữ không đúng mực khi nói chuyện với bạn. Hãy dạy cho trẻ và nhắc con sửa sai khi nghe thấy chúng nói trống không: “Tốt, biết rồi, sao cũng được. thôi đi, để con yên. Bạn nên ngồi xuống ngang tầm mắt và kiên nhẫn nói chuyện với chúng: “ con nên không nói những từ đó” hay “ những lời nói này không phải của em bé ngoan”

Bước 2: Lắng nghe và hiểu con hơn

Trẻ con đôi khi chưa biết cách xử lý vấn đề, các con vẫn đang học kiểm soát hành vi, vì vậy chúng hay nổi cáu là chuyện bình thường. Khi vấn đề xảy ra hãy cố gắng tìm hiểu vấn đề của con. Thông thường khi một đứa trẻ “ bật lại” là do chúng đang tức giận, chán nản, tổn thương, hoặc sợ hãi. Hãy tâm sự với con ít nhất 15 phút mỗi ngày để hiểu con hơn. Biết con thích gì, mong muốn ra sao và ước mơ của chúng là gì.

Ví dụ: Có thể con bạn thích khám phá vũ trụ và bạn lại chưa bao giờ đưa chúng đến một cung thiên văn? Thì bạn có thể đưa chúng đi khám phá để thỏa mãn trí tò mò ham học của trẻ.

Bước 3: Chân thành chia sẻ với trẻ về việc bạn biết chúng đang buồn

Các nhà tâm lý học khuyên chúng ta sử dụng một số câu: “Ôi! Những từ đó nghe có vẻ như là con đang buồn”. “Phải buồn lắm thì con mới nói với mẹ những điều này”. “Hoặc mẹ rất muốn nghe con nói thêm về điều này nhưng không thể khi con cứ lớn tiếng với mẹ như vậy”. Nếu chúng vẫn cáu giận hãy đề nghị tâm sự để cả hai cùng hiểu nhau.

Bước 4: Trẻ em cần học cách lễ phép với người khác

Trẻ em cần biết sự tốt đẹp của việc tôn trọng người khác. Đôi khi sẽ phải nhắc nhở một vài lần nếu con nói bậy hay không lễ phép. Thậm chí ngay sau khi bạn nhìn thấy con cứ xử không đúng mực, hãy cho chúng biết bạn không muốn thái độ đó của con. Ngoài ra, bạn có thể đưa ra những hình phạt bằng cách phụ bạn việc nhà hay cắt thời gian xem TV hoặc máy tính kiểu như: “Hiếm khi con lại nói chuyện với ba mẹ như thế, con không được đi chơi nữa”. Trong trường hợp này chúng sẽ thấy nó nghiêm trọng nhưng đừng quên giữ lời hứa nếu đứa trẻ tiến bộ.

Bước 5: Hãy để con nói những điều chúng nghĩ

Hãy nhớ rằng, trẻ em bày tỏ ý kiến cá bản thân là điều rất tốt. Nhưng các bé nên làm điều đó một cách đúng mực. Ngoài ra, nên cho trẻ thấy chúng yên tâm nhất khi chia sẻ với bạn vì cha mẹ là nơi an toàn nhất của con. Tốt hơn hết là không ngăn chặn hoặc cắt đứt khi con đang cố giải thích thích những gì chúng nghĩ. Lắng nghe và tìm hiểu vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Điều quan trọng là thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu. Như vậy con bạn sẽ không còn khoảng cách với bạn.

Bước 6: Cố gắng hiểu khi nào con bạn thường cãi lại

Nếu thấy con cái nổi cáu bởi một sự việc nào đó trước đấy thì bạn dễ dàng nhận ra được lý do và giúp con giải quyết. Nếu không, hãy suy nghĩ sâu sắc về những hoạt động hàng ngày xung quanh con. Ví như con bạn đi học về trong tâm trạng tồi tệ. Liệu có chuyện gì đã xảy ra và ảnh hưởng đến con? Đây có thể là chìa khóa để giải quyết một vấn đề lớn và tránh hậu quả tồi tệ hơn trong tương lai.

Bước 7: Khen ngợi hành vi tốt

Đứa trẻ nào cũng thích được khen ngợi và con bạn cũng không ngoại lệ. Nếu bạn thấy con bạn đã bắt đầu ngừng cãi lại và tỏ lòng biết ơn, bạn có thể ôm chúng, khen ngợi hoặc thậm chí là một lời cảm ơn của bạn. Trẻ em cũng cần được tôn trọng, nhưng đồng thời hãy khẳng định cho trẻ thân thiết không có nghĩa là chúng có thể vượt quá phép tắc của người con.

Biên dịch theo Bright Side: Tiểu Liên