Nguồn ảnh: Internet

Làm Cha Mẹ

9 điều cha mẹ không nên làm cho con cái

By Đăng Dũng

May 07, 2021

Đôi khi cha mẹ giúp đỡ con cái quá nhiều. Nhưng chúng ta không thể sống mãi với con cái được. Nhiệm vụ của chúng ta là giúp họ phát triển và tích lũy kinh nghiệm của riêng mình.

Dưới đây là một số điều mà bạn nên cân nhắc khi làm cho con của mình.

1. Trả lời người khác thay con

Đứa trẻ nào cũng rất thích được quan tâm, khoảnh khắc hạnh phúc khi một đứa trẻ nhỏ được hỏi, “Con tên là gì?” và nhiều bậc cha mẹ đã nhanh nhẹn trả lời thay cho con, đó là “Minh”.

Đây chính là điều hạnh phúc khi một đứa trẻ học nói được hỏi, nếu đứa trẻ còn rụt rè bạn hãy động viên, đưa ra lời khuyên, hay gợi ý để trẻ có thể tự trả lời. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng, lâu dần sẽ hình thành tính cách tự tin, thoái mái, và cởi mở.

2. Là bạn của họ

Nhiều bậc cha mẹ cố gắng trở thành bạn bè với con cái và họ không muốn con của họ có bất kỳ bí mật gì mà họ không biết.

Nhưng nhiều trẻ thực sự tỏ vẻ khó chịu khi điều gì bố mẹ cũng muốn biết, vì chỉ khi kể với những bạn bè thì chúng mới cảm nhận được sự đồng cảm. Hãy để trẻ tự tìm kiếm bạn bè giữa những người cùng tuổi. Bố mẹ luôn ở bên khi con cái cần tình yêu và sự hỗ trợ. Học cách hỗ trợ và tôn trọng các con.

3. Áp đặt con cái

Cha mẹ muốn tìm hiểu nhu cầu của trẻ, trước hết đừng bắt trẻ làm những điều mà mình muốn, hãy để trẻ tự làm những điều mà chúng cảm thấy thực sự phù hợp với khả năng của mình.

Mặc dù biết cải xanh tốt cho sức khỏe hơn bánh kẹo; giày thể thao nhiều hữu ích hơn búp bê và những món đồ chơi. Nhưng đừng ép con cái phải làm theo những gì mà cha mẹ cho là đúng, như vậy vô tình thành áp đặt con, dẫn đến việc con bất bình và một thời điểm nào đó sẽ có xu hướng nổi loạn, chống lại tất cả mọi người.

4. Giúp con cái quá nhiều

Trẻ em 2 và 3 tuổi đã có thể tự mặc và cởi các loại quần áo khác nhau, rửa cốc và cho quần áo bẩn vào máy giặt. Hơn thế nữa, ở độ tuổi này, trẻ rất muốn tự mình làm. Và chúng ta đang làm gì? Nhiều bố mẹ đã phục vụ con cái của mình gần như cho đến khi họ kết hôn.

Chúng ta ủng hộ hành vi này với lập luận “Anh ấy không tự mình làm các việc”!. Bố mẹ không để chúng tự làm và thử nghiệm các việc. Và sau này, chúng ta sẽ thấy cảnh một thiếu niên bừa bộn, phụ thuộc bố mẹ hoặc không muốn giúp đỡ mẹ của mình.

5. Kiểm tra tiền của con

Trong cuộc sống ai cũng vậy, tài sản riêng của bản thân là thứ không ai muốn người khác xâm phạm, và trẻ cũng vậy. Chúng có tiền tiêu vặt riêng, có tiền tiết kiệm riêng, có những thứ cần tiền tiết kiệm nhiều mới mua được, cha mẹ đừng nên cố gắng tìm hiểu xem con mình có bao nhiêu tiền, và kiểm soát đồng tiền của chúng có. Điều này sẽ khiến chúng mất niềm tin vào cha mẹ, khi chúng không được tôn trọng.

Hãy là người đồng hành, chỉ bảo con mình cách sử dụng đồng tiền hợp lý, cách tiết kiệm tiền một cách hiệu quả.

6. Chọn sở thích, thị hiếu thay con

Cha mẹ là thế hệ đi trước, dẫn đầu, nên họ thường có những thị hiếu, sở thích theo xu hướng. Nhiều người thường cố gắng áp đặt thị hiếu âm nhạc, sở thích sách và phong cách quần áo cho trẻ mặc dù không biết đó có là điều trẻ thích hay không. Điều này sẽ làm giảm cá tính của một đứa trẻ. Trong nhiều trường hợp, nó dẫn đến một sự nổi loạn ở trẻ.

Thay vì áp đặt, hãy hỏi con về những gì chúng thích và sau đó để con phát triển trong lĩnh vực mà chúng muốn.

Nguồn ảnh: Internet

7. Thành công của con là do cha mẹ

Bạn hạnh phúc vì những thành công của con bạn, nhưng đừng nhầm lẫn chúng là của bạn.

Khi đứa trẻ thành công ở một lĩnh vực nào đó, đúng là do cha mẹ, nhưng cha mẹ chỉ là người tiếp lửa, người cho con cái động lực. Còn mọi nỗ lực để có được thành công đó phải là do chính những đứa trẻ làm nên. Vậy nên cha mẹ cần động viên con, khuyến khích con.

8. Chọn quà mà con không thực sự muốn

Nhiều người nghĩ rằng những món quà mà trẻ muốn mua đều vô nghĩa, không xứng đáng. Nhưng họ lại đâu biết, chính những thức vô bổ đấy lại mang cho trẻ nhiều điều quan trọng: khả năng lựa chọn, đưa ra quyết định và đối mặt với hậu quả. Những kỹ năng này giúp con trẻ hạn chế những tổn thương trong cuộc sống khi trưởng thành. Bố mẹ hãy là người đứng sau để quan sát

9. Không nên can thiệp quá nhiều đến những việc cá nhân của con cái

Điều này đặc biệt đúng đối với các bậc cha mẹ của thanh thiếu niên. Trẻ em có những người bạn và những buổi hẹn hò đầu tiên của riêng chúng. Đó là điều bình thường và hoàn toàn tự nhiên. Một cuộc thẩm vấn “Anh chàng đó là ai?” sẽ chỉ làm cho con bạn khó chịu. Hãy lựa lời chia sẻ những suy nghĩ của mình vào những thời gian thích hợp, nhiều đứa trẻ sẽ chia sẻ những điều cá nhân như vậy với cha mẹ nếu chúng cảm thấy an toàn.

Thay vì tra khảo con, hãy để con có không gian riêng tư. Đừng đặt quá nhiều câu hỏi nếu bạn thấy rằng họ không muốn chia sẻ thông tin chi tiết. Và tất nhiên, đừng bao giờ lén đọc tin nhắn của con bạn.

Trên đây là 9 cách cha mẹ nuôi dạy con cái nên cân nhắc làm muốn chia sẻ với quý độc giả, nhưng điều quan trọng là cha mẹ cần biết tính cách của con mình mà có những biện pháp phù hợp, không nên áp đặt lên con một cách máy móc.

 

Thiên Hà biên tập

Nguồn: twoeggz

.