Dạy Con Thông Thái

9 hành vi của cha mẹ ảnh hưởng không tốt đến tương lai con trẻ

By Đăng Dũng

July 27, 2021

Là bậc cha mẹ ai cũng rất thương con, nhưng nhiều khi bạn không kỷ luật nghiêm khắc, làm con hư, con muốn làm gì thì làm, điều đó sẽ không tốt cho tương lai của con.

Dưới đây là 9 kiểu suy nghĩ và hành vi của cha mẹ vô tình hủy hoại tương lai của con cái.

1. Luôn đáp ứng mọi yêu cầu của con

Có ông bố bà mẹ sẵn sàng “làm cho bằng được” những thứ con muốn, nhưng dù cha mẹ có làm nhiều việc đi nữa nhiều đứa trẻ càng ngày càng cảm thấy không hài lòng. Chỉ sau khi tự mình làm việc chăm chỉ để chờ đợi để có được những gì bạn muốn, loại hạnh phúc khó giành được này không thể so sánh với những gì bạn có được trong tầm tay.

Nếu trẻ muốn điều gì thì cha mẹ sẽ đáp ứng cho trẻ, điều này sẽ khiến trẻ coi đó là điều đương nhiên. Kết quả là, nếu cha mẹ không đáp ứng kịp thời, đứa trẻ sẽ la hét, khóc lóc để có được thứ mình muốn. Nếu cha mẹ tiếp tục cung phụng, chiều chuộng quá mức tương lai sẽ tạo ra một đứa trẻ cáu kỉnh.

2. Chửi thề trước mặt trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ dùng những câu chửi thề không phải xuất phát từ sự bột phát của trẻ, mà thực ra được tích lũy qua thời gian. Vì vậy, cha mẹ nên dẫn dắt con trẻ bằng cách làm gương, chú ý đến phép tắc ăn nói, chưa kể đến việc chửi thề trước mặt con cái. Chỉ cần trẻ nghe thấy những câu chửi thề thì sẽ có ngày đứa trẻ tự nhiên “nói bậy”

3. Cho trẻ tùy tiện xem sách và phim

Các bạn nhỏ luôn tò mò và thích xem những cuốn sách hay bộ phim mới lạ, quái dị. Để rồi trong đầu đứa trẻ chỉ toàn những ý nghĩ xấu, hành động dã man, lời nói thô tục và sẽ ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ.

Vì vậy, là bậc cha mẹ cần quan tâm và hướng dẫn trẻ xem những cuốn sách, bộ phim giáo dục hay, ý nghĩa và mang tính nhăn văn.

4. Sợ con bực bội khi phụ huynh chỉ ra lỗi sai

 

Nhiều bậc cha mẹ sợ con phản ứng lại khi chỉ ra lỗi sai cho con. Nguồn ảnh: nudoanhnhan.ne

Hãy sửa chữa những sai lầm của con bạn, và đừng sợ con thất vọng hay bực bội. Một người không thể chịu trách nhiệm về những việc làm của bản thân, thì khi đi làm việc ngoài xã hội sẽ không thể chấp nhận những lời chỉ trích từ sếp và đồng nghiệp, không kiềm chế được cảm xúc của mình, sẽ cảm nhận được mọi người trên thế giới như đang chống lại anh ta.

Trên thực tế nhiều người đã có những hành động dại dột khi bị người khác chỉ ra lỗi sai.

5. Con xung đột với người khác, cha mẹ thay con xử lý

Trẻ em có thể bị thương khi cãi nhau, hay đánh nhau với những đứa trẻ khác ở trường. Bất kể là tổn thương tâm lý hay thể chất, chúng phải hiểu rằng sẽ có một sự tổn thương khi xảy ra những cuộc tranh chấp. Dạy trẻ phải có tâm tha thứ trong mọi việc. Nếu trẻ gây ra những cuộc ẩu đả, không những làm tổn thương người khác, mà còn tổn thương chính bản thân bạn.

Nếu cha mẹ đứng về phía trẻ, bênh con một cách bừa bãi, thì sau khi đứa trẻ đã gây ra tai họa lớn, trong tâm nó vẫn nghĩ: “Chuyện này là chuyện nhỏ nhặt, đừng làm ầm ĩ lên!”.

6. Luôn so sánh con mình với những đứa trẻ khác

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một sứ mệnh riêng, tính cách riêng, cha mẹ cần hiểu con mình và dạy con phù hợp với năng khiếu của con để có thể đào tạo ra những đứa trẻ có năng khiếu đặc biệt và hữu ích nhất. Đừng lúc nào cũng so sánh con với những đứa trẻ khác, đứa trẻ khác nổi tiếng đánh vĩ cầm thì bạn cũng không nên ép con đánh vĩ cầm, trong khi đánh đàn lại là niềm yêu thích và là sở trường của con, như vậy nhiều khi tài năng của con có thể bị chôn vùi.

7. Đưa quá nhiều tiền tiêu vặt

Đừng cho trẻ nhiều tiền tiêu vặt, và không dạy trẻ tiết kiệm. Nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn như vậy, con cái không thể hiểu được sự vất vả, mệt nhọc của cha mẹ, chúng sẽ nghĩ rằng tiền thì tự nhiên sẽ có mà không phải vất vả kiếm tiền.

Cha mẹ hướng dẫn trẻ để trẻ tự làm công việc kiếm tiền bằng cách dạy con làm những công việc trong gia đình mà trong khả năng của con làm được, và tùy theo mức độ mà thưởng cho con.

8. Không phát triển cho trẻ thói quen quét dọn dẹp ngăn nắp

Hãy dạy trẻ cách cư xử trên bàn ăn. Trong bữa tiệc, hãy để trẻ em chào hỏi và trò chuyện với người lớn tuổi, và trau dồi các nghi thức, tập quán, lối sống tích cực cho trẻ em.

Ngay từ khi còn nhỏ, hãy để trẻ hình thành thói quen làm việc nhà, nếu không, trẻ sẽ lười biếng và không muốn chia sẻ việc nhà.

Dọn dẹp, rửa bát, thu dọn quần áo tưởng chừng là những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại ẩn chứa những nguyên tắc rất lớn.

Trong bức thư gửi bốn người em trai của mình, Tầng Quốc Phiên, thừa tướng của triều Thanh, nói: “Các em không thích dọn dẹp, không thích quét dọn. Sau này các em phải dọn dẹp cẩn thận, nhặt sạch chỉ, đầu tre, gỗ vụn, làm gương cho con cháu, thế hệ thứ nhất lười biếng thì thế hệ thứ hai ngông cuồng, lâu dần sẽ xuất hiện ban ngày ngủ, ban đêm đánh bài, nghiện thuốc”.

Trên thực tế, bốn người em trai của Tầng Quốc Phiên đã kết hôn vào thời điểm đó, nhưng Tầng Quốc Phiên vẫn thúc giục người em trai của mình không quên dạy các đứa cháu những nguyên tắc cơ bản của con người: “Điều rất quan trọng là không để con cháu cư xử không đúng phép tắc! Ngoài việc học, còn phải dạy các con biết lau nhà, lau bàn ghế, nhổ cỏ, đây đều là những việc tốt, không chỉ vì các con làm những việc nhỏ này mà ảnh hưởng đến kết quả học tập”.

9. Không được giáo dục đạo đức từ nhỏ cho con

Kỷ luật con cái không phải là cha mẹ cứ đánh đập, mắng mỏ mà phải nói lý lẽ, căn dặn những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống là “nhân từ, chính trực, lễ độ, trí tuệ, đức tin”.

Nếu trẻ con từ nhỏ đã được nghe những lời dạy này chắc chắn khi lớn lên con sẽ trở thành một người đáng kính và có tương lai.

Đừng đợi đến khi con lớn, bây giờ dạy nó nó sẽ không hiểu, dần dần qua thời gian khi đứa trẻ lớn lên, muốn sửa sai thì đã muộn rồi vì con đã thành thói quen.

Thiên Hà biên tập

Nguồn: secretchina.com