Trên chuyến xe lửa về Paris, một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già.
Sau khi tàu chuyển bánh, cụ lấy một chuỗi mân côi và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn:
“Thưa ông, ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?”
Cụ già thản nhiên: “Đúng vậy, còn cậu?”
Người thanh niên xấc xược: “Lúc nhỏ tôi tin, nhưng giờ sao tôi có thể tin. Bởi khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi, hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học. Rồi ông sẽ thấy những gì ông tin trước nay đều nhảm nhí hết.”
Cụ già nhỏ nhẹ “Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu chúng?”
Người sinh viên nhanh nhảu: “Ông cứ cho tôi địa chỉ để tôi gửi sách, rồi ông sẽ say mê cho xem”
Cụ già từ tốn đưa tấm danh thiếp cho cậu sinh viên.
Đọc qua danh thiếp, cậu sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt, rồi lặng lẽ rời sang toa khác.
Trên tấm thiệp chỉ ghi vỏn vẹn một dòng chữ lịch sử, trang trọng: Louis Pasteur – Viện trưởng viện nghiên cứu khoa học Paris.
Ông chính là nhà khoa học nổi tiếng thế kỷ 19 và được mệnh danh là “ Cha đẻ của vi sinh vật học”
Louis Pasteur nói: “Càng nghiên cứu sâu về tự nhiên thì lại càng cảm nhận được những điều kỳ diệu của Sáng Thế Chủ”.
Không chỉ có Louis Pasteur, những nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nhân loại đều tin rằng có Thần tồn tại. Dựa theo thống kê của Liên Hợp Quốc gần 3 thế kỷ trở lại đây, trong số 300 nhà khoa học kiệt xuất trên khắp thế giới, ngoài 38 người không thể điều tra rõ về tín ngưỡng nên không tính, còn lại 262 người, trong đó có 242 người xác định rõ bản thân là tin vào Thần (chiếm 92,4%).
Isaac Newton – người được tôn xưng là “Cha đẻ của ngành khoa học hiện đại” nói rằng: “Khi tôi quan sát hệ Mặt trời, nhìn thấy khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trời vừa khéo khiến cho Trái Đất có được ánh sáng và nhiệt độ thích hợp, đây tuyệt đối không phải là hiện tượng ngẫu nhiên”. Ông còn bày tỏ: “Từ trật tự kỳ diệu của các thiên hệ, chúng ta không thể không thừa nhận những điều này chắc chắn được tạo nên bởi những sinh mệnh cao cấp toàn trí toàn năng.”
Còn Albert Einstein, nhà khoa học vĩ đại nhất thời cận đại được cả thế giới công nhận. Trong một lần phỏng vấn, Einstein nói: “Có người cho rằng tôn giáo không phù hợp với khoa học. Tôi là một người nghiên cứu khoa học, tôi biết sâu sắc rằng, khoa học của hôm nay không thể chứng được sự tồn tại của Thần là bởi khoa học còn chưa phát triển đến đó. Những điều nhân loại biết chỉ giới hạn trong một vòng tròn, còn những điều nhân loại chưa biết đến, đó là thế giới bên ngoài vòng tròn và nó là vô hạn.”.
Ngày nay nhiều nhà khoa học, chính trị gia, giáo sư tiến sĩ đã khám phá ra nhiều điều kỳ diệu bên ngoài vòng tròn đó thông qua một cuốn sách mang tên: “Chuyển Pháp Luân – Tác giả Đại Sư Lý Hồng Chí”. Những điều mà khoa học hiện đại không thể lý giải được thì nay đã được bật mí trong cuốn sách nói trên (link đọc sách)
Sự vô hạn bên ngoài vòng tròn đều nằm trong các tác phẩm kinh điển của Thần. Ví dụ trong Kinh Phật có nói tới “Lục đạo luân hồi”, tức là con người sau khi chết sẽ phải luân hồi trong sáu đường thiên nhân đạo, nhân đạo, tu la đạo, súc sinh đạo, ngạ quỷ đạo, địa ngục đạo: Lục đạo luân hồi cho thấy rằng con người vì những việc tốt và việc ác mình đã làm khi còn sống mà phải đến những nơi khác nhau.
Trước đây, người ta đều cho rằng đây là mê tín. Tuy nhiên ngày nay thông qua những cuộc điều tra về các trường hợp luân hồi sau khi chết và những nghiên cứu thí nghiệm về trạng thái cận tử của con người, khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng luân hồi là có thật. Không chỉ có một vài nghiên cứu mà rất nhiều người tham gia nghiên cứu đã lần lượt trải qua quá trình từ không tin, chấn động cho đến tin.
92,4% Giới các nhà khoa học kiệt xuất trên thế giới tin vào sự tồn tại của Thần, còn bạn thì sao?
Biên tập: Thiên Hà