Đời Sống

Một người đã có phúc báo thì làm việc cũng dễ dàng thành công

By Đăng Dũng

September 22, 2020

Người đã có phúc báo, dù có nhất thời gặp cảnh khốn cùng nhưng vẫn sẽ có cơ hội vươn lên. Tự bản thân mỗi người phải tích phúc báo cho mình mới là điều quan trọng. Bởi một người đã có phúc báo thì làm việc gì đều cũng dễ dàng thành công.

Có một câu chuyện cổ kể rằng: Vào thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, quốc vương nước Ba Tư có một cô công chúa tên là Thiện Quang dung mạo xinh đẹp, đoan trang lại được thần dân yêu mến. Điều này khiến quốc vương Ba Tư rất hài lòng, ông cũng vì thế hơi có chút lâng lâng tự đắc. Ông nói với công chúa: “Con được dân chúng kính yêu như vậy là vì có ta, một quốc vương!”

Công chúa trả lời nói: “Thưa cha, đó là nhân duyên phúc đức của con đó ạ.” Quốc vương Ba Tư hỏi con gái đến 3 lần liền, nhưng cả ba lần công chúa Thiện Quang đều trả lời như vậy. Vị vua vô cùng tức giận, ông đem công chúa gả cho một chàng trai nông dân nghèo khó trong vùng, rồi bảo với cô rằng: “Để ta xem vì con có phúc đức hay vì có cha nên con mới giàu có được.”

Sau khi công chúa được gả cho chàng trai nghèo, hai vợ chồng họ chăm chỉ, cố gắng làm việc. Chỉ mấy năm sau, họ trở nên giàu có, phú quý. Bấy giờ vua Ba Tư vô cùng kinh ngạc và liền đến thỉnh giáo Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật giải đáp rằng:

“Trong quá khứ, công chúa Thiện Quang là người lương thiện sẵn lòng đem lương thực đến để nuôi những người tu hành. Chồng của côn chúa vào kiếp trước không muốn vợ mình làm như vậy nên thường ngăn cản nàng nhưng công chúa vẫn kiên định ý niệm của mình, còn nói với chồng mình rằng mình đã phát tâm nguyện nuôi dưỡng người tu hành, bảo chồng mình đừng ngăn cản thiếp. Cuối cùng, người chồng cũng đồng ý để nàng làm việc này. Bởi vì, kiếp trước, Thiện Quang có tâm thiện như vậy nên kiếp này nàng rất giàu có. Còn chồng nàng bởi vì kiếp trước đã ngăn cản nên kiếp này nghèo khổ. Nhưng sau đó anh ta lại đồng ý nên khi gặp và làm chồng Thiện Quang, anh ta cũng trở nên giàu có.” Vua Ba Tư nghe xong liền hiểu ra tất cả.

Theo thuyết nhân quả của mà Phật gia vẫn thường giảng phúc đức thường đến từ hai nguyên nhân:

1. Mang theo từ tiền kiếp. 2. Do đời này hành thiện tích đức mà có.

Trong đó tích đức hành thiện lại là nhân tố chủ đạo, vì đức kiếp trước cũng phải cần hành thiện tích đức mới có thể có được, gieo “thiện nhân” thì gặt được “thiện quả.” Người đã có phúc báo, dù có nhất thời gặp cảnh khốn cùng nhưng vẫn sẽ có cơ hội vươn lên. Tự bản thân mỗi người phải tích phúc báo cho mình mới là điều quan trọng. Bởi một người đã có phúc báo thì làm việc gì đều cũng dễ dàng thành công.

Thời xưa, danh tướng  của Việt vương Câu Tiễn tên Phạm Lãi mỗi lần đi buôn bán phát đạt đều đem tiền bố thí cho người nghèo. Ông bố thí hết tiền rồi lại hoàn nghèo, rồi lại dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng rồi lại phát tài. Ông đã đích trải qua 3 lần như vậy liền.

Hành thiện không phải là việc của riêng ai, cũng không phải là việc chỉ người giàu có mới làm được. Kỳ thực, bố thí vật chất chỉ một phương diện hành thiện, phạm vi hành thiện rất là rộng lớn, chỉ cần thật tâm muốn tốt cho người thì đâu đâu cũng là chỗ mà bạn có thể tích âm đức. Ví dụ như: Nói nhiều lời khẩu đức, không nói những lời lộng ngữ thị phị, bớt tranh đấu, biết lượng thứ cho những lỗi lầm của người khác, kính trọng bề trên, yêu thương trẻ nhỏ, hiếu thuận cha mẹ, nhường nhịn người khác. Phát tâm từ bi không chỉ vì chính mình mà càng vì mọi người, vất vả làm việc, cố gắng chăm chỉ, tích ngày này qua tháng khác như vậy ắt sẽ có được thành quả to lớn.

Minh Hoàng biên tập