Có một kiểu bất hiếu cực kỳ đáng sợ: Bề ngoài tưởng đối tốt nhưng bên trong đang âm thầm bòn rút tiền bạc, sức khỏe của cha mẹ. Hiện tượng này được các chuyên gia xã hội học gọi là hiện tượng “dường như đồng hành cùng người già”.
Có một gia đình có hai người con trai, họ đều đã lập gia đình và có con cái. Người con trai lớn làm bác sĩ, đang công tác ở một bệnh viện lớn tại Thành phố. Bất kể là ngày nghỉ hay sự kiện gia đình nào, anh này cũng không có thời gian tham gia.
Còn người con trai thứ 2 là nhân viên công ty bình thường. Một ngày anh ta làm việc từ 9h sáng đến 5h30 chiều. Cuộc sống thoải mái, ít áp lực, lại sống gần nhà bố mẹ nên cậu út thường xuyên về thăm hỏi, có khi ở lại với bố mẹ một thời gian dài.
Người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ cậu con trai út đúng là người hiếu thảo vì luôn dành thời gian với bố mẹ. Tuy nhiên, thựctế lại rất đỗi bất ngờ!
Âm thầm bòn rút tiền Bố mẹ là kiểu bất hiếu cực kỳ đáng sợ
Thời gia cả nhà người con trai thứ 2 sống cùng với bố mẹ. Ba thế hệ ban đầu sống rất vui vẻ nhưng dần dần mâu thuẫn nảy sinh. Khi cháu trai đến tuổi đi học mẫu giáo, việc chọn trường hay đóng học phí giai đoạn đầu đều do ông bà nội thu xếp. Cơm ăn, áo mặc của cháu cũng do ông bà lo liệu. Dù vợ chồng cậu con út có đưa tiền sinh hoạt hàng tháng nhưng thực chất chẳng bõ bèn gì.
Đó là chưa kể vợ chồng cậu con út chẳng bao giờ mua quà, lì xì hay dẫn bố mẹ đi ăn…
Có lần, vợ chồng cậu con út muốn mua nhà nhưng khoản tiền đặt cọc quá đắt nên lại định nhờ vả bố mẹ giúp đỡ và hai vợ chồng sẽ trả nợ thế chấp. Tuy nhiên người bố muốn giữ tiền dưỡng già, phòng trừ ốm đau, nằm viện.
Người con trai đã ở cùng, nhờ mình chăm nom, nuôi cháu giúp mà giờ còn muốn xin cả khoản tiền dưỡng già – điều này khiến ông Bố vô cùng khó chịu và thất vọng.
Thực tế, kiểu con cái giống như người con trai thứ hai không hiếm gặp trong cuộc sống. Đó là một kiểu bất hiếu gọi là “ra vẻ đồng hành cùng người già”.
Bề ngoài, con cái sống với người già, có vẻ như chăm sóc bố mẹ nhưng thực tế đang dựa vào người già về cơm ăn, áo mặc, nhà ở và phương tiện đi lại. Họ thường lấy cái mác “về nhà thường xuyên” để thêu dệt cho cách cư xử của mình.
Trong một cuộc khảo sát tại Trung Quốc, với trên 2.000 người được lựa chọn thì có tới 77,3% người được hỏi khẳng định là họ đang bị con cái âm thầm bòn rút tiền. Có thể thấy, hiện trạng này đang rất phổ biến.
Giải pháp nào để con cái thực sự hiếu thảo?
Môi trường sống và cách giáo dục của cha mẹ là thứ quan trọng ảnh hưởng đến cuộc đời của một đứa trẻ sau này. Thế nên, các bậc phụ huynh không nên bao che khuyết điểm cho con, mà hãy chỉ cho chúng biết lỗi sai của mình. Hãy dạy con sống hiếu thảo, có lòng biết ơn, biết sống tự lập từ bé.
Vấn đề này tưởng khó mà lại dễ. Vì nếu muốn con hiếu thảo thì trước tiên cha mẹ và người xung quanh phải làm gương cho con. Nếu bố mẹ không chăm sóc, thường xuyên cãi lời ông bà thì con tự khắc học theo tính xấu này. Nếu bố mẹ lúc nào cũng bòn rút, ỷ lại vào ông bà thì con cũng tự “sao chép” tính đó. Chỉ khi bố mẹ thật gương mẫu thì con mới học theo được tính tốt.
Cha mẹ hãy bắt đầu dạy con từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày như: Đi thưa về chào, trước khi ăn phải mời người lớn, luôn giúp đỡ ông bà cha mẹ những công việc nhà phù hợp với lứa tuổi, cho con biết những khó khăn vất vả mà cha mẹ đã trải qua,… Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cũng phải dành thời gian cho ông bà. Nếu không thường xuyên đến thăm cũng phải thường xuyên gọi điện, hỏi han.
Cứ thế, theo thời gian, “hạt giống hiếu thảo” sẽ nảy nở trong tâm hồn con. Con sẽ luôn kính trọng, yêu thương và tu dưỡng đạo hiếu của mình đối với ông bà cha mẹ. Bất cứ lúc nào, nếu phát hiện ra con có hành vi không đúng đắn, bố mẹ hãy bình tĩnh chỉ dạy, tránh nạt nộ, quát mắng con.
Vũ Nam: biên tập.
Nguồn: Cafebiz