“Dương kết thúc thì Âm bắt đầu; Âm kết thúc thì Dương bắt đầu”, đây chính là đạo lý “vật cực tất phản”, sự vật phát triển đến cực điểm thì sẽ chuyển hóa theo hướng ngược lại.
Âm Dương dựa vào nhau để tồn tại, Âm sinh bởi Dương, Dương sinh bởi Âm. Có câu: “Cô Dương bất sinh, độc Âm bất trưởng”, ý rằng Âm lẻ loi không sinh ra được, Dương trơ trọi không thể phát triển được. Ngoài ra, Âm Dương còn là hai nhân tố đối lập với nhau, Dương thịnh thì Âm suy, Âm thịnh thì Dương suy.
Âm Dương giao hòa sinh ra vạn vật. Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái…
Thái cực là sự tương đối, lấy con người làm đơn vị thì gia đình là Thái cực, lấy gia đình làm đơn vị thì quốc gia là Thái cực, lấy quốc gia làm đơn vị thì địa cầu là Thái cực, lấy hành tinh làm đơn vị thì hằng tinh là Thái cực. Thái cực tầng tầng lớp lớp bất tận, rộng lớn ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, cũng nhỏ ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.
Âm Dương chỉ là sự tương đối chứ không phải là tuyệt đối. Lấy người nam là Dương thì người nữ là Âm, lấy ngày là Dương thì đêm là Âm.
Thái cực Âm Dương vô cùng vô tận, đó là sự tổng quát về thời gian và không gian, là khái niệm đa chiều, trong đó, “Thái cực đồ” là một khái niệm trừu tượng, là một bản vẽ mặt phẳng tương đối.
Âm Dương tăng và giảm, có sự chuyển đổi tăng lên và giảm xuống. Có câu rằng: “Họa phúc của hôm nay đều đến từ việc làm ngày hôm qua. Hành động của ngày hôm nay tất sẽ gây phúc họa sau này”. Quá trình Âm Dương tăng và giảm là quá trình thay đổi từ ‘lượng’ đến thay đổi về ‘chất’. 24 tiết khí được phản ánh ở một trong số “điểm biến chất”. Cho nên “Đừng thấy việc thiện nhỏ mà bỏ qua, đừng thấy việc ác nhỏ mà cố tình làm”.
“Dương kết thúc thì Âm bắt đầu; Âm kết thúc thì Dương bắt đầu”, đây chính là đạo lý “vật cực tất phản”, sự vật phát triển đến cực điểm thì sẽ chuyển hóa theo hướng ngược lại. Đó cũng là đạo lý “luân hồi” trong đạo Phật. Một sinh mệnh ở trong nhân gian mất đi thì nhất định một linh hồn dưới âm phủ sẽ xuất hiện. “Lúc đắc ý hãy xem nhẹ, khi không như ý hãy nghĩ thoáng”. Con người không có ai may mắn đi đến hết cuộc đời, nhưng cũng không ai cả đời chỉ gặp toàn là xui xẻo”.
Âm Dương luôn ở mức tương đối cân bằng, nhưng ở mỗi thời – không, lượng Âm Dương là không cân bằng. Âm Dương không cân bằng mới có thể tạo thành động lực vận động và biến đổi, thúc đẩy sự vật phát triển, cũng là nguyên nhân căn bản của chuyển động Âm Dương. Cho nên “Thế gian không có sự công bằng tuyệt đối, chỉ có sự công bằng tương đối”. Hiểu được triết lý này, chúng ta sẽ không phải “oán trời trách đất” nữa.
Thái cực tầng tầng lớp lớp vô tận. Bên trong “đại Thái cực” có “tiểu Thái cực”. Đôi mắt Âm Dương chính là “tiểu Thái cực” trong “đại Thái cực”. Đại Thái cực là môi trường để tiểu Thái cực tồn tại, vì thế môi trường có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến tất cả sự vật.
Tiểu Thái cực cũng bao hàm các nguyên tố Âm Dương, Ngũ hành, cho nên tiểu Thái cực sẽ phải chịu ảnh hưởng của môi trường đại Thái Cực, thế nhưng nó vẫn có “quyền chủ động” của chính nó. Đây chính là tư tưởng triết học “Tiên thiên bất túc, hậu thiên lai bổ”, tức là cái ban đầu chưa đầy đủ, cái sau sẽ tới bổ sung. Ứng dụng trong Mệnh lý học, chính là vận mệnh có thể thay đổi từ những nỗ lực sau này.
Thái cực có thể lý giải được tư tưởng triết học “Trời – người vốn là hợp nhất”, sự phát triển của vạn vật là sự kết hợp từ những yếu tố bên trong và bên ngoài. Nhân tố bên trong chính là quá trình tu tâm, tu đức, còn bên ngoài chính là tu thiện duyên. Nội ngoại đều tu, thành công ắt đến, cơ hội chỉ dành cho những ai có sự chuẩn bị.
“Đạo hay không phải đạo”, tư tưởng triết học bác đại tinh thâm ẩn chứa trong Thái cực không có ngôn ngữ hay văn tự nào có thể miêu tả được, nó phải được con người chúng ta dụng tâm lĩnh ngộ, hành đạo rồi sẽ “đắc đạo”.
Biên tập: Lan Hương
Theo Secretchina