Nguồn ảnh: Internet

Văn Hóa

Ba ham muốn cần từ bỏ càng sớm càng tốt nếu bạn không muốn đánh mất vận may

By Đăng Dũng

March 24, 2021

Trong cuộc sống, những ham muốn tựa như một liều thuốc độc khiến con người ta chìm đắm, lạc lối trong vô thức. Biết cách kiềm chế ham muốn là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc đời.

Đối nhân xử thế phải cân đo đong đếm, nếu quá ba ham muốn này sẽ dễ dẫn đến vận rủi.

Quá yêu tiền trở nên tham lam

Con người ai cũng hi vọng mình sẽ có thể có được nhiều tiền và nhiều tiền hơn. Hơn nữa, dường như mọi người ai cũng cho rằng giàu có là tiền bạc, đây thực ra là một biểu hiện của sự tham lam.

Tư Mã Thiên đã viết trong “Sử ký”: “Sự thịnh vượng của thế giới là vì lợi nhuận; sự hối hả và nhộn nhịp của thế giới là vì lợi nhuận.” Mọi người trên thế giới bận rộn cả ngày, nhưng họ đến vì lợi nhuận.

Theo đuổi lợi nhuận là bản chất của con người, và đó là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn quá tham lam, bạn sẽ bị ràng buộc bởi chính mình.

Có một câu ngạn ngữ thế này: “Làm quan thì sợ mất quan, có tiền thì sợ mất tiền”. Con người càng có nhiều thứ, họ càng sợ hãi một điều gì đó. Đây có thể là lý do tại sao chúng ta sống ngày càng thận trọng hơn, bởi vì nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể không có gì.

Như chúng ta thấy, địa vị của bạn càng cao và quyền lực của bạn càng lớn, đôi khi bạn càng phải tỏ ra thấp kém và càng phải kiềm chế. Ngược lại, những người không có gì, lại có cuộc sống rất hạnh phúc… mọi người đều đang tồn tại như vậy, và những người quá tham lam có xu hướng đánh mất chính mình.

Những quan chức cấp cao, họ có nhiều tiền và quyền lực, họ không thiếu thốn về vật chất. Nhưng họ vẫn luôn cảm thấy không hài lòng.

Tiền là vật ngoài thân, sinh không mang theo đến và tử cũng chẳng thể mang đi, tại sao phải quá tham lam? Nếu bạn rơi vào bẫy của lòng tham và khiến bản thân không thể tự giải thoát, bạn sẽ mất nhiều hơn được. 

Chính vì vậy, Phật dạy chúng ta phải biết muốn ít, biết đủ để ngăn ngừa lòng tham lam của mình, khi nào chúng ta cảm thấy đủ thì sẽ an ổn, nhẹ nhàng.

Quá ích kỷ và chịu tổn thất lớn

Có người nói: “ Người không vì mình trời chu đất diệt.” Câu này miêu tả cực đoan về lòng ích kỷ của con người. Tuy nhiên, chúng ta chưa nhận ra, ích kỷ là một cái bẫy lớn khiến chúng ta tách mình ra khỏi cuộc sống cộng đồng.

Những người cho rằng mình thông minh sẽ nghĩ rằng vị tha là điều mà kẻ ngốc mới làm. Bởi vì, ích kỷ, chính là chỉ biết lo lắng, suy nghĩ đến bản thân mình, mà không quan tâm đến nhưng người khác. Kẻ ích kỷ là kẻ chỉ biết vun vén cho bản thân mình, luôn muốn giành những thứ tốt nhất cho bản thân mình.

Họ không biết suy nghĩ, quan tâm hay hy sinh cho người khác dù chỉ là một chút. Thậm chí, những kẻ ích kỷ còn luôn tính toán, tìm mọi cách để đạt được mục đích của mình, bất chấp việc chà đạp hay làm tổn thương người khác.

Người chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân chưa chắc đã hình dung ra, cuối cùng sẽ không hiểu vì sao cả đời luôn cảm thấy mình phải chịu thiệt thòi.

Cái gọi là thuận nghịch, làm người quá ích kỷ, không phải là mở đường cho chính mình, mà là tự mình cắt đường cho chính mình.

Ích kỷ thực sự có nghĩa là bạn đang khiến bản thân dần dần rời xa đám đông. Khi tất cả mọi người đều biết rằng bạn chỉ nghĩ về mình, liệu có bao nhiêu người sẵn sàng tiếp tục làm việc với bạn? Có bao nhiêu người sẵn sàng yêu bạn?

Quá ghen tị và ý định trả thù

Đố kỵ là một loại tâm vô cùng xấu xa của con người, nó biểu hiện rất phổ biến trong xã hội. Thấy người tài giỏi, danh tiếng tốt, đạo cao đức trọng, mình sinh lòng đố kỵ ghen ghét. Thấy người vinh hiển, mình lấy làm bực tức khó chịu, trong lòng xốn xang, lộ ra cử chỉ không bằng lòng rồi kiếm chuyện nói xấu, làm cho giảm uy tín người đó.

Sự ghen ghét người khác là một con dao hai lưỡi, hại người, hại mình. Một số người bản chất ghen tị và không nhìn thấy thiện chí của người khác, và thậm chí đôi khi có ý định trả thù.

Bàng Quyên và Tôn Tẫn tuy đều là bạn đồng môn, nhưng Bàng Quyên lại đố kỵ Tôn Tẫn có tài binh pháp hơn mình. Khi tâm đố kỵ nổi lên, liền dùng kế độc hãm hại Tôn Tẫn. So với Chu Du thì Bàng Quyên vì tâm đố kỵ mà hiểm độc vô cùng.

Bàng Quyên và Tôn Tẫn tuy cùng bái một sư nhưng lại mỗi người có một sở trường riêng, sau khi xuất sơn đến Nguỵ quốc làm tướng quốc nhưng trong lòng vẫn luôn đố kỵ với Tôn Tẫn, sợ một ngày nào đó Tôn Tẫn sẽ vượt qua mình, vậy là Bàng Quyên dùng độc kế hãm hại, chặt chân Tôn Tẫn, sau cùng Tôn Tẫn còn phải dùng đến cả khổ nhục kế giả điên để thoát thân.

Cuối cùng khi Tôn Tẫn thoát nạn chạy sáng nước Tề, sau làm Tướng quốc của nước Tề. Tới năm 341 trước công nguyên, sau nhiều lần đem quân đi đánh thất bại, lại một nữa  Bàng Quyền đem quân đi đánh nước Tề, bị Tôn Tẫn dùng kế ‘Rút củi đáy nồi’ lừa vào chỗ chết, bách tiễn xuyên thân, bỏ mạng nơi rừng hoang.

Từ là chỗ bạn học đồng môn, nhưng vì lòng đố kỵ, ganh đua không muốn ai hơn mình. Bàng quyên đã hại người hại mình, ôm nhục thiên thu vạn kiếp. Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể trở nên xấu xa khi trong lòng luôn chứa đầy sự ghen tị. Đây là mặt tối và ngu ngốc nhất của bản chất con người.

Trong cuộc sống, điều quan trọng nhất là điều chỉnh tâm lý của mình, khi thấy người khác tốt thì không được ghen tị, phải biết tri ân và yêu thương mọi thứ trên đời bằng tấm lòng bao dung.

Thực ra, cuộc sống của một người không cần giàu sang, chỉ cần hạnh phúc là được. Trong suốt phần đời còn lại của bạn, luôn mở rộng tầm mắt, nếu có thể luôn nhắc nhở bản thân và tránh những cạm bẫy của dục vọng này là một điều may mắn.

Nguồn Secretchina

Gia An