Đời Sống

Ba kiểu người cần tránh

By Truong Phong

September 20, 2021

Một: Người sống tiêu cực, bi quan

Kết giao với những người có tính cách xấu giống như bước vào một cửa hàng bán cá, lâu dần bạn sẽ không thể ngửi thấy mùi cá nữa, thực chất người bạn cũng có mùi rồi. “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” vì vậy, người có tu dưỡng đạo đức phải cẩn thận lựa chọn bạn bè, môi trường để kết thân.

Người tiêu cực luôn bi quan về mọi thứ, họ cũng dùng chính thái độ bi quan ấy mà đối xử với cuộc sống. Trong giao tiếp hàng ngày, lạc quan và bi quan đều dễ dàng lây lan nếu có thể hãy tránh xa những người bi quan và dành thời gian tiếp xúc với những người có năng lượng tích cực để cuộc sống luôn vui vẻ.

Hai: Người chỉ biết đổ lỗi

Mỗi chúng ta luôn được dạy rằng không nên ghi thù chuốc hận lòng mới có thể thảnh thơi nhưng ít ai làm được điều này.

Khổng Tử trong Luận Ngữ có viết: “Không oán trời, không hận người, học từ dưới thấp mà hướng lên cao, biết ta chỉ có trời thôi.” Khổng Tử trong suốt cuộc đời đã từng làm quan rồi ngao du và dạy học, đến những nơi ông được chào đón và cả những nơi bị khinh miệt. Nhưng đối với tất cả những đãi ngộ đó ông đều đón nhận với tâm thế “Không oán trời, không hận người”. Đó chính là cái đức của bậc Thánh Nhân.

Trí tuệ và công đức của Khổng Tử sau ngàn năm được đúc kết trong mỹ tự Vạn thế sư biểu (Bậc thầy của muôn đời sau). Còn với người tham lam, họ không hiểu được rằng: “Khi một cánh cửa đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra.”, vì vậy khi cuộc sống không suôn sẻ, họ luôn chỉ biết phàn nàn đổ lỗi cho hoàn cảnh, than trời trách đất.

Ba: Người bất hiếu vô ơn

Cổ nhân có câu, “Đường dài biết sức ngựa, sống lâu biết lòng người.” Thiện ác của con người chỉ có thời gian mới làm rõ được. Trong cuộc sống, có rất nhiều người chỉ có thể cùng ta chia hoạn nạn nhưng không thể cùng hưởng phú quý. Trong bất kỳ mối quan hệ nào, cốt lõi chính là chân tâm đổi lấy chân tình, thiếu đi điều này quan hệ sẽ từ từ rạn nứt. Nhìn xem, mỗi chúng ta bạn bè từ xã giao đến thân thiết rất nhiều nhưng khi “sóng cả gió to” ai sẽ là người giang tay cứu giúp.

Trong “Giới tử thư” Gia Cát Lượng nhắn nhủ: “Sống không giản dị không thể có ý chí minh mẫn. Tâm không tịnh không thể nhìn xa trông rộng”. Làm người không thể hám cái lợi gần, thấy điều có lợi cho mình liền bất chấp mọi thứ. Như vậy khiến cho chúng ta hèn mọn đi và dần đánh mất phẩm đức đáng quý ban đầu.

Như người xưa có câu “Trăm đức, hiếu sinh là trên hết”. Cha mẹ đối với sự trưởng thành của con cái dành rất nhiều thời gian và tâm sức. Chúng ta lớn lên mỗi ngày đều có trong đó tình yêu thương và dưỡng dục của cha mẹ. Nếu một người không hiếu thảo với cha mẹ, làm sao chúng ta có thể trông chờ kẻ ấy đối đãi tốt với mình.

Trong cuộc sống có một loại người, đem chuyện tốt người khác giúp mình là chuyện đương nhiên, không có lòng biết ơn. Nhưng khi cầu không được lại ghi thành oán hận đem những chuyện tốt đẹp quên đi hết.

Thực tế, cho dù là mối quan hệ nào đi nữa, đối với lòng tốt của người khác chúng ta phải nhớ ghi lòng tạc dạ, và tìm thời điểm thích hợp mà hồi báo ân đức của họ. Chỉ có như vậy quan hệ mới vững bền lâu dài.

Ở cạnh người tham lam chúng ta dần cũng sẽ trở nên hèn mọn ích kỷ và xấu xa đi. Bởi với mỗi người rèn đức chính là điều khó khăn nhất, không học theo thói xấu hại người và nhớ kỹ ba tính xấu của kẻ tham lam dù có gặp phải cũng dễ dàng tránh xa.

Nguồn: DNTT

Vũ Nam tổng hợp