Người xưa có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”, trăm cái thiện hiếu thiện đứng đầu. Trong văn hóa truyền thống nhận định rằng, Hiếu là căn bản của văn minh và đạo đức nhân loại, là chỉ sự phụng dưỡng và tùy thuận của con cái đối với cha mẹ, thúc đẩy đạo hiếu chính là khởi tạo hạnh phúc cho tuổi già của bản thân và tương lai cho tất cả mọi người trên thế gian.
Hiếu thuận với người mẹ mù lòa, đắc phúc báo lớn
Thôi Miện từ nhỏ đã hiếu thuận, hai mắt của mẫu thân ông đều bị mù, ông bèn chạy chữa khắp nơi, nhưng vô vọng. Thế là ông ở bên cạnh mẫu thân, phụng dưỡng bà 30 năm, vô cùng cung kính, cẩn trọng. Ngay cả tối đến ông cũng không dám cởi mũ và áo khoác, để tiện trở dậy hầu hạ mẫu thân bất cứ lúc nào.
Mỗi khi thời tiết đẹp hay buổi sáng khung cảnh mỹ lệ, ông chắc chắn sẽ dìu mẫu thân ra ngoài dạo chơi, hoặc tới thăm hỏi bạn bè, thân thích, cười cười nói nói với mọi người, để mẫu thân có thể quên đi nỗi thống khổ vì mù lòa.
Sau này, mẫu thân qua đời, Thôi Miện thương tâm tới mức thổ huyết. Suốt đời ông nguyện làm người theo ý nguyện của mẫu thân. Ông yêu thương huynh trưởng, chị gái, giống như yêu kính mẫu thân. Ông coi cháu trai, cháu ngoại như con cái của mình. Bổng lộc có được ông đều chia cho người thân, và nói: “Mẫu thân đã qua đời, ta không còn cách nào biểu đạt lòng hiếu thuận với mẫu thân.
Còn nhớ khi người còn tại thế, luôn canh cánh trong lòng thương nhớ 5 người là huynh trưởng, chị gái, các cháu trai và cháu ngoại. Cho nên ta phải hậu đãi họ thật tốt, làm vậy có lẽ có thể an ủi được vong linh của mẫu thân trên thiên thượng!”
Sau này, Thôi Miện làm quan tới chức Trung Thư Thị Lang. Thôi Hựu Phủ, con trai ông trở thành một vị tể tướng hiền minh. Người như Thôi Miện, quả thực là một bậc hiếu tử chân chính! Khi mẫu thân còn tại thế, có thể tận tâm khiến bà sống vui vẻ. Khi mẫu thân qua đời, vẫn có thể hoàn thành được tâm nguyện của bà.
Thượng đế ban thưởng cho Ngô hiếu phụ
Ngô hiếu phụ (người phụ nữ hiếu thuận họ Ngô), chồng mất sớm, lại không có con. Nhưng nàng phụng dưỡng mẹ chồng rất hiếu thuận. Mẹ chồng đã già, hơn nữa mắt lại có bệnh, nghĩ tới cảnh con dâu cô độc một mình, bèn muốn tìm một người con nuôi để gả cho nàng.
Ngô hiếu phụ khóc lóc nói với mẹ chồng rằng: “Từ trước đến nay, liệt nữ không thờ hai chồng. Con đương nhiên nên tận lực phụng dưỡng mẹ, xin mẹ cứ yên tâm”.
Ngô hiếu phụ những công việc chân tay nặng nhọc cho nhà hàng xóm, kiếm chút tiền phụng dưỡng mẹ chồng. Thi thoảng có đồ ăn ngon, nàng bèn mang về cho mẹ chồng ăn. Một lần nọ, nàng nấu cơm vẫn chưa chín, thì mẹ của người hàng xóm có việc gấp, gọi nàng qua giúp. Người mẹ chồng rằng cơm nấu quá lâu, sẽ bị cháy, liền lấy cơm bỏ vào trong hộp. Nhưng vì mắt không nhìn rõ, trên thực tế lại đổ cơm vào thùng rác.
Sau khi Ngô hiếu phụ trở về, nhìn thấy cũng không hỏi, mà liền vội vàng qua hàng xóm xin ít cơm cho mẹ chồng ăn. Sau đó nàng dùng nước rửa sạch cơm bẩn, nấu lại tự ăn.
Một ngày nọ, nàng đột nhìn mơ thấy: Hai vị đồng tử mặc áo thiên thanh, cưỡi mây tới, đến trước mặt nàng, trong tay cầm một thẻ bài và nói: “Chúng tôi đến phụng ngọc lệnh của Thượng Đế, tới triệu mời Ngô hiếu phụ tấn kiến”.
Ngô Hiếu Phụ gặp Thượng đế, Thượng đế nói với nằng: “Cô chỉ là một thôn nữ, lại có thể tậm tâm hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, quả thực khiến người khác phải cảm động và tôn kính. Do vậy, ta đặc biệt ban thưởng cho cô một nghìn tệ, mang về phụng dưỡng mẹ chồng. Từ nay về sau, cô không cần phải làm những công việc chân tay vất vả nặng nhọc, kiếm tiền nuôi gia đình nữa”, nói rồi lệnh cho hai tiểu đồng áo xanh đưa Ngô hiếu phụ về nhà.
Ngô hiếu phụ vừa tỉnh giấc thò phát hiện trên đầu giường quả nhiên nhìn thấy có một nghìn quan tiền. Sau khi dùng hết lại xuất hiện một nghìn quan tiền khác, tuần nào cũng vậy, không hề dứt.