https://lh3.googleusercontent.com/proxy/1kaWhSeY1tL9ig2TYtxiNvYK7KLSVZ9-kabGpnYC-KAcn3HqwX74iFoJADXyIL5k2j9rrJXH14y1ulm-F0s3vNEW1XcxWdcALAy9yacM4lgpx8A-9bXcTM9F7cJnpZ0-AUKSCr0lmdt7-96At-IdlBs

Đời Sống

Bài học về thứ không mua được bằng tiền

By Đăng Dũng

July 24, 2021

Có những thứ có nhiều tiền cũng không mua được! Một người mà lúc trẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, sau này sẽ trở thành một kẻ vô cùng keo kiệt. Về già chắc chắn sẽ trở thành nô lệ của đồng tiền mà không có thuốc chữa.

Mọi thứ trong đời người đều tốt đẹp. Kể cả tiền bạc cũng vậy. Tiền giống như là đàn, ai mà không biết tấu thì nghe giống như là tiếng ồn. Tiền cũng giống như tình yêu, ai mà keo kiệt thì không muốn mang nó đi  cho người khác.

Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn.

Không ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ :

– Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho Ngài, chỉ cần cho tôi sống thêm một năm thôi.

– Không được. – Thần Chết lắc đầu.

– Vậy tôi đưa Ngài một nửa. Ngài cho tôi nửa năm nữa, được không ? – Anh ta tiếp tục van xin.

– Không được. – Thần Chết vẫn không đồng ý.

Anh ta vội nói:

– Vậy… tôi xin giao hết của cải cho Ngài. Ngài cho tôi một ngày thôi, được không ?

– Không được. – Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay.

Người đàn ông tuyệt vọng cầu xin Thần Chết lần cuối cùng:

– Thế thì Ngài cho tôi một phút để viết chúc thư vậy.

Lần này, Thần Chết gật đầu. Anh run rẩy viết một dòng:

– Xin hãy ghi nhớ: “Bao nhiều tiền bạc cũng không mua nổi một ngày”.

Một câu chuyện khác cũng kể về bệnh keo kiệt: Có một cặp vợ chồng già được đi du lịch trên một con tàu rất sang trọng do người con thu xếp, coi như là một chuyến đi hưởng thụ cuối cùng của cha mẹ già. Người con rất giàu có sống ở nước ngoài. Anh ta mua vé hạng sang cho bố mẹ vì nghĩ cả đời bố mẹ đã vất vả, tằn tiện nuôi con khôn lớn, giòe hưởng thụ một chút.

Hai ông bà nhìn thấy cái gì cũng nhiều tiền. Ăn gì cũng không dám ăn, mang theo mỳ tôm rồi bao nhiêu thứ chuẩn bị từ nhà, đến nỗi nằm lên cái giường cũng chột dạ: chắc là nhiều tiền lắm đây. Thế là hai cụ trải cái khăn của mình mang theo ra sàn tàu để nằm, cứ nghĩ là phải tiết kiệm cho con.

Ba bốn ngày hành trình đã trôi qua, cuối cùng ông bà cũng đến được với gia đình con. Thế là hai ông bà thi nhau kể về việc mình ở trên tàu chi tiêu tiết kiemj thế nào, rồi nằm ngủ ra làm sao, kể một cách vô tư hào hứng, và nghĩ bụng: Chắc con mình nó mừng lắm vì bố mẹ đã tiết kiệm cho mình.

Nghe tới đâu nước mắt người con rơi đến đó. Bố mẹ ơi, con có lỗi rồi. Vì con không nói tường tận cho bố mẹ biết. Tất cả mọi thứ đều là trong vé con đã mua hết rồi, sao bố mẹ lại phải khổ cực như thế? Cả đời bố mẹ tiết kiệm là vì các con ăn học, giờ các con đã trưởng thành, bố mẹ cần phải sống thật thoải mái, chứ bố mẹ còn sống được bao lâu nữa đâu. Nói chừng nào anh ta khóc hu hu như một đứa trẻ chừng đó. Thương bố mẹ và tự trách mình.

Bạn thấy đấy, giá trị của cuộc sống không nằm ở chỗ cần nhiều tiền, mà chính ở chỗ chúng ta sử dụng nó như thế nào. Nhiều tiền chưa hẳn đã sướng, ngược lại, ít tiền chưa hẳn đã khổ. Sướng, khổ là ở cách sống của mỗi người. Thời gian không chờ đợi, tiền của cũng không phải là cái gì đó khủng khiếp lắm mà con người phải biến mình thành nô lệ. Hãy trân trọng từng phút giây bạn có ! Đừng keo kiệt đến mức tự mình tước đoạt mất cuộc sống của chính mình, cũng đừng hoang phí để đến nỗi giống như những người đang mang tương lai, tiền đồ của mình đi thế chấp.

Một cuộc sống an nhiên tự tại là cuộc sống đẹp và an toàn nhất.

Nguồn: /www.facebook.comhttps

Nhung Nguyễn