Người xưa nói: “Yêu người thì người yêu lại, tôn trọng người thì người tôn trọng lại”. Trong cuộc đời mỗi người đều rất cần sự khoan dung, tình yêu và sự cảm thông của bạn bè và người thân. Ai sống trên đời cũng đều cần sự bao dung
Điều người phương Đông truy cầu là sự viên dung, tuyệt đối không phải là chuyện đúng – sai. Trên thực tế điều này rất khó làm được. Người ta thường ghét nhất là người ba phải, nhưng lại không thích nhất là người quá rạch ròi đúng sai.
Một người cha và con trai đang cưỡi lừa trên đường. Một người qua đường bình phẩm họ, nói rằng: “Hai người tàn nhẫn đến nhường nào! Nhìn xem con lừa đáng thương mệt mỏi làm sao”. Vì vậy, người cha xuống khỏi con lừa và để cho con trai cưỡi. Một người qua đường khác lại chỉ trích họ: “Hãy nhìn cậu con trai tồi tệ kia! Anh ta cưỡi lừa nhưng để người cha khốn khổ của anh ta đi bộ!”.
Vì vậy, cậu con trai xuống khỏi con lừa và để cha cưỡi. Nhưng lại có một người khác cũng chỉ trích họ rằng: “Hãy nhìn sự ích kỷ của ông bố! Ông ta cưỡi lừa và để con mình đi bộ”. Vì vậy người cha xuống lừa một lần nữa và bước đi với con trai, và suy nghĩ: “Bây giờ chúng ta yên ổn rồi”.
Tuy nhiên, một người khác cười họ: “Hãy nhìn sự ngốc nghếch của hai người này! Con lừa để không và chẳng ai cưỡi nó!”.
Cái gì là đúng và sai ở đây? Người ta chỉ lắc đầu và thở dài: “Có hai khía cạnh với mỗi câu hỏi. Nó không có ý nghĩa gì nhiều để mà tranh cãi”.
Tuy nhiên, nếu một người với tấm lòng bao dung qua đường, mọi thứ có thể đã hài hòa hơn nhiều. Bởi vì tâm của anh ta đầy từ bi và thiện lương, do vậy thế giới quan của anh ta cũng khác. Nhìn thấy cha và con trai cùng cưỡi lừa, anh ta sẽ nói: “Con lừa chăm chỉ và trung thành biết bao! Nó phục vụ chủ thật tốt!”. Lúc nhìn thấy con trai cưỡi lừa và người cha đi bộ, anh ta sẽ nói: “Tình cảm của người cha thật lớn lao! Ông thà đi bộ còn hơn tiếp tục thoải mái và dễ dàng bằng việc cưỡi lừa”.
Lúc nhìn thấy người cha cưỡi lừa và con trai đang đi bộ, anh ta sẽ nói: “Nhìn sự khôn ngoan của người con! Cậu ta đã học được sự tôn kính người lớn tuổi như một người con và chịu đựng những khó nhọc và nghĩ đến người khác ở tuổi còn trẻ như vậy!”. Lúc nhìn thấy cả hai cha con đi bộ, anh ta sẽ nói: “Tâm của họ tốt làm sao! Họ thà đi bộ hơn làm gánh nặng cho con lừa”.
Một người với tấm lòng bao dung sẽ luôn nhìn thấy những mặt tốt và đưa ra kết luận hoàn toàn khác. Cuối cùng, bạn dẫu có lý cũng cần biết bao dung người khác, bạn dẫu thẳng thắn đến đâu cũng nên giữ một tâm thái bình hòa. Và nếu lòng người đủ bao dung, thì đúng hay sai sẽ không còn tuyệt đối!
Thật ra, những điều này đều là trạng thái biểu hiện khi mà định lực không được cao thâm, cũng là kết quả tu dưỡng chưa tròn đầy. Những bậc Giác Giả thật sự, sẽ không bị việc đời vây khốn, gặp chuyện không hoang mang, lâm nguy không sợ hãi, dùng nụ cười để đối mặt với sự phỉ báng, lấy từ bi để đối đãi với sự phản bội, đứng trước biến cố nào cũng đều có thể điềm tĩnh ung dung, tâm hồn tĩnh lặng hệt như mặt hồ không chút sóng gợn, đó có lẽ cũng chính là biểu hiện ở cảnh giới khá cao của nguyên lý: Chân – Thiện – Nhẫn vậy.
Như Lão Tử từng nói: “Thượng thiện nhược thủy”, Khổng Tử cũng từng giảng qua: “Kẻ trí thông đạo yêu thích cái không ngừng của nước, người nhân nghĩa thi hành đạo lý yêu thích cái vững vàng bất dịch của núi”. Có thể thấy nước có rất nhiều những phẩm tính ưu tú, thật đáng để cho người đời học tập, lấy đó làm tấm gương phản chiếu tâm hồn nội tại của bản thân mình.
Người tu luyện tâm tĩnh như nước sâu, là tiêu chí tu hành hướng đến viên mãn. Khi mà tâm ta tĩnh lặng như nước thẳm, tâm hồn chính là đã đạt cảnh giới đến thuần tịnh cao độ. Tĩnh lặng như nước thẳm, nhân phẩm trong ta sẽ trở nên thần thánh mà cao thượng
Hằng Tâm biên tập