Văn Hóa

Báo mộng tên hung thủ đi cướp, mới biết lưới trời tuy thưa mà khó lọt

By Đăng Dũng

September 22, 2020

Lưới trời tuy thưa mà không lọt, Thiên lý sáng tỏ, báo ứng không sai. 

Thời xưa, có một phú hộ họ Tạ sinh được một cô con gái và đặt tên là Tiểu Nga. Năm Tiểu Nga 14 tuổi, Tạ lão gia gả cô cho một người tên là Đoạn Cự Trinh làm vợ. Sau khi thành hôn, gia đình hai bên cùng góp tiền mua một con thuyền lớn để chuyển người và hàng hóa qua lại giữa hai nước Ngô – Sở. Mấy năm trôi qua, việc kinh doanh của gia đình ngày càng thịnh vượng, gây dựng được uy tín vang xa.

Một ngày, khi thuyền đi đến cửa hồ Bà Dương, đột nhiên xuất hiện mấy chiếc thuyền hải tặc, bao vây xung quanh. Lão Tạ và Đoàn Cự Trinh cùng mấy người trên thuyền không đều không qua khỏi. Còn Tiểu Nga lúc đó nhanh trí nhảy vào trong nước. Nước chảy xiết, đám hải tặc đều cho rằng cô chắc hẳn đã chết rồi.

Đang lúc hấp hối, cô được hai vợ chồng ông lão đánh cá cứu sống. Tiểu Nga khóc lóc kể lại cảnh ngộ của mình rồi dập đầu bái tạ ơn cứu mạng của hai vợ chồng ông lão. Điều dưỡng trên thuyền được vài ngày, cô dần dần khỏe lại. Vì thấy hai ông bà lão hoàn cảnh khó khăn, nên Tiểu Nga không muốn gây thêm phiền toái cho họ, cô liền từ biệt đi ăn xin sống tạm qua ngày. Một ngày, cô đến chùa Diệu Quả huyện Kiến Nghiệp (thời điểm lúc đó là vào đầu triều Nguyên), được sư chủ trì Tịnh Ngộ cho cô ở lại trong chùa. Tuy vậy, Tiểu Nga một lòng báo thù nên không quy y xuất gia.

Một đêm cô mộng thấy cha hiện về, nói cho cô rằng: “Tên của người giết cha ở trong hai câu đố, con phải nhớ thật kỹ: Xa trung hầu, môn đông thảo (Khỉ trong xe, cỏ cửa đông).” Tiểu Nga khóc lóc tỉnh lại, vẫn nhớ rõ từng chi tiết trong mộng, nhưng khó hiểu ẩn ý trong câu đố.

Sau đó hai ngày, cô lại mộng thấy chồng báo cho cô rằng: “Tên người giết anh: Điền trung tẩu, nhất nhật phu (đi trong ruộng, chồng một ngày)”. Lúc này cô mới hiểu ra rằng đây không phải chuyện ngẫu nhiên, mà là hồn của cha và chồng mình đã hiện về để báo cho cô biết hung thủ là ai, chỉ thiên cơ không thể tiết lộ hoàn toàn nên phải dùng câu đố để truyền đạt. Nhưng khổ nỗi cô vẫn mãi không tìm ra đáp án, ngay cả sư phụ Tịnh Ngộ cũng không nghĩ ra rốt cuộc ẩn ý là gì.

Sau đó, sư phụ Tịnh Ngộ nói cho cô biết, chùa Ngõa Quán gần đó có một cao tăng pháp danh Tề Vật, cô có thể thỉnh giáo ông. Tiểu Nga đến gặp cao tăng rồi kể hết sự tình của mình cùng với hai câu đố. Vị cao tăng nghe xong này trầm tư suy nghĩ nhưng không giải ra đáp án. Thấy vật, Tiểu Nga đành buồn bã cáo từ.

Vài năm qua đi, vị tăng nhân chùa Ngõa Quán truyền lời muốn cô đến gặp. Cô đến nơi thì cao tăng Tề Vặt lấy tay chỉ một người bạn của ông và nói: “Đây là bạn tốt của ta, làm phán quan ở Hồng Châu Giang Tây, tên là Lý Công Tá, hắn đã giải ra câu đố của cô.” Tiểu Nga nghe xong nhanh chóng tiến đến chào, hỏi ông danh tính của hung thủ nằm ở trong câu đố. Lý Công Tá nói: “Tên hung thủ trong vế đối của cha cô là Thân Lan, chữ “Xa” (车) trong “Xa trung hầu”, bỏ đi nét cao thấp và hai bên tạo thành chữ “Thân” (申) ở giữa. Còn ở vế “Môn đông thảo”, chữ đầu là Môn (门), trong Môn lại thêm chữ Đông (东) thành chữ “Lan” (兰) (thời đó chữ phồn thể của chữ “Hầu” (侯) là chữ “Lan”).

Còn trong câu đố của chồng cô, hung thủ tên là Thân Xuân. Cô xem “Điền trung tẩu”, kéo dài hai đầu trên dưới của chữ “Điền” (田) sẽ thành chữ “Thân” (申), “Nhất nhật phu” tức là “Phu” (夫) thêm “Nhất” (一), phía dưới lại thêm “Nhật” (日) thành chữ “Xuân” (春).” Tiểu Nga nghe xong liền vội vàng ghi danh tính hai tên hung thủ vào vạt áo, đồng thời cảm tạ ân công. Cô thề trong lòng sẽ báo thù rửa hận

Cô trở về từ biệt sư phụ, giả dạng thành nam tử, đổi tên Tạ Bảo và quyết tâm tìm cừu nhân báo thù. Cô đi khắp nơi, nghe ngóng tin tức ở các bến tàu, trên các đội thuyền nhưng qua hơn một năm rồi mà vẫn không hề có tin tức. Một ngày cô theo thuyền buôn đi vào quận Tầm Dương, trên đường nhìn thấy một bảng thông báo chiêu người, trên đó viết: “Trong nhà đại quan Thân Lan tuyển thuê một nam nhân, ai nguyện ý thì đến.” Tiểu Nga mừng rỡ, quyết tâm thử xin vào để dò xét xem đây có đúng là hung thủ hay không. Thân Lan nhìn thấy rất hài lòng, liền lưu lại để dùng.

Bằng vào sự chăm chỉ cần cù, cô dần dần được Thân Lan tín nhiệm, không đến hai năm cho cô làm quản gia. Tất cả tài vật trong nhà đều do một tay cô định đoạt. Một lần vô tình, cô thấy được tài vật bị cướp của gia đình cô nằm đó, đây quả thật là hung thủ mà cô tìm bao nhiêu năm rồi. Trong thời gian này cô kết bạn với nhiều nhân sĩ chính nghĩa để tương lai có thể tương trợ cho cô.

Một ngày, một người tự xưng là nhị đệ của Thân Lan mang theo mười mấy người đến thăm, trên tiệc rượu, mỗi người đều phải báo danh trước tượng thần. Tất cả đều được Tiểu Nga ghi chép lại, trong đó có tên nhị đệ Thân Xuân. Nhận thấy cơ hội đã đến, cô khéo léo dùng mời rượu, chuốc tất cả mọi người đến say mềm, bất tỉnh nhân sự. Cô ra ngoài tìm bằng hữu chính nghĩa hỗ trợ, cuối cùng cũng bắt được hung thủ giải lên quận trưởng quận Tầm Dương.

Trương Thái Thú thăng đường thẩm vấn, thẩm tra ra Thân Lan và Thân Xuân quả nhiên làm hải tặc cướp thuyền kiếm sống nhiều năm trước, cuối cùng chúng cũng khai ra tội đã giết hại, cướp tài vật trên thuyền của gia đình Tiểu Nga. Hải tặc Thân Lan và đồng lõa sau khi thẩm vấn xong thì bị xử trảm, Tiểu Nga báo được thù xưa, cũng được Hoàng Đế khen ngợi. Trong một thời gian ngắn, cha, chồng báo mộng cho Tạ Tiểu Nga, Tạ Tiểu Nga trăm phương ngàn kế cầu người phá giải câu đố, về sau, câu chuyện trải qua gian khổ tìm kẻ trộm báo thù được lưu truyền và ca tụng.

Minh Hoàng biên tập