Con người sau khi chết liệu có phải là đã hết? Tại sao lại xảy ra hiện tượng “báo mộng”? Nhìn chung từ cổ chí kim, những trường hợp về “báo mộng” nhiều vô số kể và vô cùng kỳ lạ.
Mộng là sự thể hiện của những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm cũng như những sự kiện đã trải qua trong tâm trí của chúng ta khi ngủ. Nội dung và ý nghĩa sinh học của giấc mộng chưa được biết đầy đủ, mặc dù là đối tượng quan tâm và suy đoán suốt tiến trình lịch sử nhân loại.
Đã có rất nhiều nhà khoa học cùng biết bao máy móc hiện đại chỉ để tập trung khám phá bí ẩn của mộng mị, nhiều giả thuyết đã được nêu về ý nghĩa và mục đích sinh học của giấc mộng, tuy nhiên tất cả vẫn còn khá mơ hồ như chính bản chất của đối tượng cần giải quyết. Và điều kỳ lạ trong nhiều giấc mơ, có nhiều điều nhiều giấc mơ đã xảy ra thật.
Thánh Lăng tiên sinh, một vị cao nhân có khả năng nhìn thấy thiên đường và địa ngục từng nói, việc người chết báo mộng thật sự tồn tại. Không những chỉ ở hiện đại, mà thời cổ đại cũng rất nhiều trường hợp như thế.
Một người khi sinh thời có rất nhiều việc chưa hoàn thành hoặc có nguyện vọng hay nhiệm vụ gì đó chưa làm xong, sau khi qua đời mặc dù đã tới thế giới bên kia nhưng có thể thông qua một phương thức đặc thù, đó là trong giấc mộng liên hệ với người thân ruột thịt để dặn dò một vài sự việc. Phàm là những nạn nhân tử vong phi tự nhiên, ví dụ như bị mất tích trong tai nạn, chết oan… báo mộng cho người nhà thường là nhiều nhất.
Báo mộng không ảnh hưởng đến nhân quả
Thánh Lăng tiên sinh nói, người chết trong vòng bảy ngày, trước khi tiếp nhận cuộc kiểm tra, sẽ cho vong hồn khoảng thời gian để hoàn thành tâm nguyện, bao gồm cả việc báo mộng. Mà đối tượng để báo mộng thường phải có duyên phận sâu sắc với người chết, là người thân cận luôn nhận được sự yêu thương của người chết lúc còn sống.
Chẳng hạn cha của Thánh Lăng tiên sinh khi sinh thời yêu thương nhất là người chị của mình, nên ông ấy đã báo mộng dặn dò cho người chị phải chăm sóc thật tốt cho chị em của Thánh Lăng và cả người mẹ của ông.
Nhưng vì cả nhà của Thánh Lăng đều có công năng, thiên nhãn đều đã khai mở, nên cha của ông đã trực tiếp đi gặp linh hồn của người chị, dặn dò giao phó.
Thánh Lăng tiên sinh có nói, nếu như báo mộng cho người không có công năng thì phải đưa linh hồn của người đó đến không gian của người đã chết. Nhưng đối với người được báo mộng mà nói, dù ở không gian khác, cảm giác vẫn như là đang nằm mơ.
Nhưng cũng có người trong lúc đang tỉnh táo, nhìn thấy người thân đã qua đời, chuyện này rốt cuộc là như thế nào? Thánh Lăng tiên sinh giải thích rằng, nếu như người chết và người được báo mộng đều có công năng tu hành, thì người chết có thể trực tiếp nói chuyện, không cần phải thông qua hình thức báo mộng.
Ngoài ra, trừ người thân, cũng có người nằm mộng thấy những người chết mà bản thân không thân thiết. Điều được mọi người bàn tán nhiều nhất là, có vài linh hồn của người chết oan báo mộng cho những viên cảnh sát không thân thích, nói cho họ biết đặc thù, tên tuổi vv… những trọng điểm phá vụ án.
Tương truyền vị pháp y quá cố Dương Nhật Tùng thời còn sống thường nằm mơ thấy những người chết không thân thích đến để cầu xin nhờ vả.
Thánh Lăng tiên sinh có giải thích rằng, đây là do người chết vì oan ức nên cầu xin sự giúp đỡ, lúc này quỷ sai hoặc thổ địa sẽ đưa người chết đến tìm người có thể báo mộng. Đối tượng được báo mộng cần phải có một công năng tu vi hoặc tu hành nhất định.
Tiên sinh còn nói thêm, Dương Nhật Tùng sinh thời đã tu thành chánh đạo, trong một không gian khác, có thể nhìn thấy “ánh sáng” công trụ tỏa ra trên đỉnh đầu của ông ấy, do vậy mà quỷ sai hoặc thổ địa sẽ kiến nghị người chết đến tìm ông ấy cầu xin sự giúp đỡ.
Nhưng cần phải có một điều kiện phù hợp: người chết và Dương Nhật Tùng phải có một mối nhân duyên nhất định, không phải đời này, mà là đời trước. “Ví dụ như, người đó kiếp trước từng có bố thí cho Dương Nhật Tùng, dù bao nhiêu thì cũng là có chút duyên phận”.
Vậy thì báo mộng có số lần giới hạn không? Trong tình huống như thế nào thì không được phép báo mộng? Thánh Lăng tiên sinh nói, người chết nội trong bảy ngày chỉ có thể báo mộng một lần, nhưng có thể trong một lần đó mà báo mộng cho nhiều người, có thể giảng giải một câu chuyện cũng có thể cùng lúc nói nhiều câu chuyện.
Vị tiên sinh này nói tiếp, bình thường trong tình huống này, quỷ sai sẽ giúp người chết hoàn thành tâm nguyện. Nhưng có một trường hợp không thể giúp đỡ: “Nếu là quan hệ nhân quả, hắn vốn dĩ chết oan, điều này cũng không thể giúp hắn giải oan. Cũng chính là, báo mộng không ảnh hướng đến nghiệp báo nhân quả”.
Vào năm 1998, người vợ tên Weiss của vị thị trưởng một thị trấn nhỏ tại Alabama nước Mỹ đã bị chết đột ngột. Một cư dân trong thị trấn – Spakin đã nói với cảnh sát rằng mình nằm mơ thấy bà Weiss báo mộng, bà ấy nói mình đã bị người chồng bẻ cổ đến chết. Nhưng vì không có chứng cứ, phía cảnh sát không phá được vụ án này. Cho đến 8 năm sau, đến năm 2006, vụ án được phá, hung thủ quả nhiên là chồng của bà Weiss.
Thánh Lăng tiên sinh bảo rằng, loại chuyện này rất hiếm thấy, thông thường người chết phải có một nỗi oan ức rất lớn mới có thể xảy ra. Người chết oan đều phải chờ đợi ở Uổng Tử Thành, trước khi lìa khỏi dương thế, sẽ không thể xuất hiện, cũng không được tự do báo mộng cho người ở dương gian.
Tình huống này thường là người chết lúc sinh thời phải thật sự tín nhiệm, vị thần mà người đó tin tưởng sẽ giúp đỡ người đó, hoặc là người nhà của người đã chết thành tâm cầu nguyện xin thần giúp đỡ, và do thần nói chuyện với Thành Hoàng Gia – người trông coi Uông Tử Thành, mới có thể cho phép người đó ra khỏi Uông Tử Thành, báo mộng cho người ở dương gian.
Cõi âm đều dùng “đức” để đổi lấy
Nhưng cũng có người nằm mơ thấy tổ tiên đã chết nhiều năm trước, vậy chuyện đó là như thế nào?
Thánh Lăng tiên sinh có nói, người chết sau khi tiếp nhận cuộc kiểm tra không cần phải xuống địa ngục chịu hình phạt, thì sẽ đợi đến lúc sau khi kết thúc tuổi ở dương thế sẽ được đầu thai chuyển thế một lần nữa, và cũng trong khoảnh khắc này, người ở cõi âm có thể báo mộng, và không có số lần cũng cũng như hạn định sau khi chết bảy ngày.
“Cõi âm và cõi dương được liên kết với nhau. Linh hồn của cõi âm có thể đến cõi dương báo mộng, đây là chuyện bình thường, chỉ cần người đó có năng lực, tu hành và đạo hạnh”.
Thánh Lăng tiên sinh đặc biệt nhắc nhở, cõi âm và cõi dương không chỉ liên kết nhau mà còn đối nghịch nhau, trong âm có dương, trong dương có âm. Cõi âm cũng có thể thông qua những phương thức khác để có thể nói chuyện với người thân ở cõi dương, “người ở cõi âm còn có thể gọi điện cho người ở cõi dương nữa!”.
Nhưng phải nhắc nhở một điều, những việc này đều phải dùng “đức” của người đã chết để trao đổi, ví như dùng phần phúc của một trăm việc thiện để trao đổi. “Người cõi dương chúng ta gọi là ‘giảm tuổi thọ’, người cõi âm thì là ‘giảm phúc’, cõi âm thứ gì cũng có thể dùng ‘phúc’ để đổi lấy”.
“Vẫn là câu nói cũ, tu hành càng tốt, công đức có được càng nhiều, có thể dùng đức của chính mình để đi làm những việc mình muốn, cho nên hành thiện rất quan trọng” – Thánh Lăng tiên sinh nói.
Giúp hoàn thành tâm nguyện của người chết, cũng coi như là một công đức. Nhưng không thể hoàn thành thỉnh cầu của người chết, người báo mộng liệu có bị người chết báo thù không?
Thánh Lăng tiên sinh trả lời, nếu vì quan hệ nhân quả mắc nợ người chết, người báo mộng không hoàn thành được tâm nguyện, cũng được cho là nợ còn chưa dứt, sau khi đến cõi âm sẽ có thể thanh toán: “Vì nợ vẫn chưa trả, không trả được ở cõi dương, thì phải trả ở cõi âm”.
“Nợ còn chưa dứt, một tơ một hào đều không được sai sót!”. Thánh Lăng tiên sinh thấm thía nói: “Bởi vậy, làm người tốt nhất không nên nợ người, dù là tiền hay là tình, dù tiếc của cũng phải trả, để không ai còn nợ ai”.
Đăng Dũng biên tập
Nguồn: bianvn