Theo tờ Sound of Hope, trong khi ngày 30/7, Tập Cận Bình chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị thì sang ngày 31/7, bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã “im hơi lặng tiếng”.
Không có báo cáo nào về các hoạt động của các vị Ủy viên thường vụ này được công khai. Điều đó có nghĩa là các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu tham dự “ kì nghỉ và hội nghị” bí mật tại Bắc Đới Hà. Việc kéo dài thời gian tổ chức hội nghị Bắc Đới Hà năm nay bị nghi ngờ có liên quan đến những vấn đề quan trọng trong cuộc chiến giành quyền lực tại Trung Quốc.
Vào ngày 2 tháng 8, “Tần Hoàng Đảo Nhật Báo” đưa tin rằng vào ngày 30 tháng 7, Vương Đông Phong – Bí thư tỉnh ủy Hà Bắc và chủ nhiệm Ủy ban thường vụ đại hội nhân dân tỉnh, đã trực tiếp tiến hành cuộc thị sát tại thành phố Tần Hoàng Đảo. Điều này có nghĩa là kì “ nghỉ dưỡng” tại Bắc Đới Hà của ĐCSTQ năm nay sẽ được tổ chức như thường lệ.
Trước đó, truyền thông Hồng Kông – tờ “ Minh Báo” đã tiết lộ vào ngày 23 tháng 7 rằng Bắc Đới Hà đã tăng cường duy trì sự ổn định của nó, một số nhà hoạt động nhân quyền đã bị bắt giữ và cho hồi hương.
Đáng chú ý ngày 27/7, Hội nghị lần thứ 98 của Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (khóa XIII, nhiệm kỳ 2018-2023)đã được tổ chức tại Bắc Kinh dưới sự chủ trì của Lật Chiến Thư. Cuộc họp quyết định kỳ họp lần thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 13 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 17 đến ngày 20/8.
Theo phân tích của báo giới, trước và sau cuộc họp Bắc Đới Hà vào năm 2020, ông Lật Chiến Thư đã tổ chức cuộc họp vào ngày 29 tháng 7 năm 2020 và lên lịch cuộc họp tiếp theo tại Bắc Kinh từ ngày 8 đến ngày 11/8. So với năm 2020, cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc sau Hội nghị Beidaihe năm 2021 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 8, tức là bị hoãn gần mười ngày.
Các phân tích cho rằng hội nghị Bắc Đới Hà năm 2021có liên quan đến việc sắp xếp nhân sự của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20. Việc kéo dài thời gian hội nghị gián tiếp khẳng định các chủ đề của Hội nghị Bắc Đới Hà này là bất thường cả “bên trong” và “bên ngoài”. Các nhận định cho rằng, cuộc giao tranh cấp cao của ĐCSTQ sẽ khốc liệt hơn hoặc dữ dội hơn nhiều so với trước đây.
Vào mùa thu này, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương khóa 19. Hội nghị toàn thể lần này về cơ bản sẽ hoàn thiện đề án nhân sự của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 sẽ được tổ chức vào năm sau. Cuộc họp của Bắc Đới Hà trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 đưa ra quyết định cuối cùng về nhân sự của Đại hội Đảng và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 20 sẽ thông qua các quyết định mang tính thủ tục và hình thức mà thôi.
Theo thông tin từ một đảng viên giấu tên thì từ ngày 27/7 một số ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã bỏ trống lịch trình tháng 8 của họ, phòng trong trường hợp họ được gọi đến đó bởi những “bô lão”.
Tập Cận Bình năm nay 68 tuổi. Theo các quy định hiện hành của ĐCSTQ, ông ấy phải rời khỏi vị trí quyền lực tại Đại hội tiếp theo vào mùa thu năm 2022. Nhưng trên thực tế, Ông ta không có ý định làm như vậy. Ngoài việc mong muốn tái đắc cử một cách an toàn, ông Tập còn quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn một đối tác phù hợp cho mình chẳng hạn như người kế nhiệm đương kim Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Trong số 25 ủy viên Bộ Chính trị hiện nay, ít nhất 11 người trong số họ sẽ nghỉ hưu nếu căn cứ vào các quy định độ tuổi tham gia Bộ Chính trị. Có thông tin cho rằng hơn 50% danh sách này có khả năng tái ứng cử vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng Trung Quốc toàn quốc lần thứ 20.
Trong hai năm qua, ĐCSTQ liên tục gặp phải những khó khăn bên trong và bên ngoài, các vấn đề nhân quyền như Hồng Kông và Tân Cương, chính sách ngoại giao bành trướng ra bên ngoài, các lời kêu gọi chống Trung cộng từ cộng đồng quốc tế và các lệnh trừng phạt từ các quốc gia, và sự bùng nổ của đại dịch cúm Vũ Hán. Các cuộc khủng hoảng trong ngoài nước khác nhau đã khiến Tập Cận Bình chịu áp lực và những thách thức lớn cũng như những rủi ro lớn đến từ nội bộ đảng.
Tháng trước, có thông tin cho rằng Tập Cận Bình đã chọn những người từ quân đội để kiểm soát Cục An ninh Trung Nam Hải. Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là biện pháp mới của ông Tập Cận Bình nhằm đáp trả cuộc đấu đá nội bộ ở Trung Nam Hải.
Vào ngày 24/7, Lý Duy Kiệt – Tư lệnh Quân đoàn Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh, đã đăng một bài báo kèm chữ ký trên các phương tiện truyền thông quân đội, truyền đi một thông điệp nhấn mạnh việc duy trì quyền lãnh đạo tối cao của Tập Cận Bình đối với quân đội, cần phải tuân theo mệnh lệnh của Tập, chịu trách nhiệm trước Tập…”. Bài báo này được coi là một trong những biện pháp răn đe đối với các lực lượng chống ông Tập.
Nguồn: soundofhope.
Vũ Nam biên tập.