Văn Hóa

Bí ẩn của lịch sử: Vì lòng hiếu thảo trở thành bậc Tiên nhân

By Đăng Dũng

April 22, 2022

Trong ‘Trung hiếu kinh’ có kể lại rõ ràng sự tích “Từ Tử Kỳ là một người con hết mực hiếu kính phụ mẫu”, vì lòng hiếu thảo mà sau khi qua đời được trở thành Tiên nhân. Đây là bí ẩn của lịch sử về sự phúc báo dành cho con người. Câu chuyện lưu lại cho hậu thế về chữ “hiếu”.

Vào thời nhà Minh, khi Trương Văn Hy đang là học trò dự thi, về Bắc Kinh (kinh đô mới thời Minh) để tham gia thi hội, gặp được một vị đạo sĩ đầu quấn khăn xanh, y phục giản dị lên thuyền. Người trên thuyền đều lạnh nhạt, coi thường ông. Duy chỉ có Trương Văn Hy đối với ông rất cung kính và lễ phép.

Một hôm, Trương Văn Hy đọc các bài văn mẫu dự thi, vị đạo sĩ hỏi: “Tại sao cậu cứ luôn cầm cuốn sách này trong tay đọc đi đọc lại mãi vậy?” Trương Văn Hy nói: “Đọc sách là phải ôn tập mới có thể nhớ kỹ”.

Đạo sĩ nói: “Sách nhìn qua một chút là được rồi, đâu cần phải đọc tới đọc lui như thế?” – Trương Văn Hy nói: “Ngài có thể đọc sách như vậy sao?” Đạo sĩ đáp: “Có thể”. Trương Văn Hy liền đưa cuốn sách cho ông, đạo sĩ nhìn thoáng qua, đã có thể đọc thuộc lòng được ngay.

Trương Văn Hy nghĩ thầm rằng vị đạo sĩ này khi còn trẻ, nhất định đã đọc qua cuốn văn mẫu dự thi này rồi, nay mới có thể nhớ nhanh như thế. Vì vậy ông lại lấy ra cuốn “Hồng Vũ chính vận”, làm khó vị đạo sĩ, ông hỏi: “Bộ sách này, ngài cũng có thể đọc qua liền nhớ được không?” – Đạo sĩ trả lời: “Bộ sách này khó, cần phải xem hai lượt mới nhớ”. Vị đạo sĩ lập tức xem qua hai lượt, cũng đọc thuộc lòng được ngay.

Trương Văn Hy biết ông là một người khác thường, lúc có hoàn cảnh bèn hỏi thăm đạo sĩ những chuyện liên quan đến tương lai của mình.

Đạo sĩ nói: “Cậu có ba việc quan trọng. Việc thứ nhất trong đó là thi đậu Trạng Nguyên; việc thứ hai là mua được nhà cho mình; việc thứ ba là uống rượu ba ngày ở Đằng Vương Các”.

Trương Văn Hy hỏi: “Việc thứ nhất, việc thứ hai trong đó thì tôi có thể hiểu được. Nhưng việc thứ ba, đó là chuyện gì vậy?” – Đạo sĩ nói: “Qua một thời gian nữa, đến lúc đó, cậu sẽ tự nhiên được biết”.

Trương Văn Hy lại hỏi thăm tên họ của ông, đạo sĩ nói: “Ta tên là Từ Tuệ, tự là Tử Kỳ”. Trong ‘Trung hiếu kinh có tên họ của ta”. Nói xong vị đạo sĩ cáo từ rời đi. Từ đó về sau, Trương Văn Hy cũng không gặp lại ông ấy lần nào nữa.

Sau đó, Trương Văn Hy quả nhiên thi đỗ Trạng Nguyên, làm quan trong Xuân Phường ở Hàn Lâm.

Trương Văn Hy làm quan rất chính trực. Về sau vì tố cáo hành vi gian tà của đại học sĩ Lưu Cát, nhưng không được, ngược lại bị Lưu Cát trả thù; ông bị giáng chức quan đến Nam Kinh làm Viên ngoại lang Công bộ. Khi ông thuận đường đi qua Nam Xương, các quan viên của Lưỡng viện và Tam ty lúc ấy đều ngưỡng mộ danh tiếng cương trực của ông; họ đều chuẩn bị tiệc rượu ở Đằng Vương Các, khoản đãi ông ba ngày liền.

Trong thời gian này, ông tranh thủ thời gian du lãm đến Đạo quán Thiết Trụ. Ở trong Đạo quán có một người đang đọc ‘Trung hiếu kinh’, Trương Văn Hy mượn sách ấy đọc qua, nhìn thấy có người tên Từ Tử Kỳ theo như lời đạo sĩ nói. Trong ‘Trung hiếu kinh’ kể lại tường tận sự tích Từ Tử Kỳ là một vị hiếu tử, rất hiếu kính phụ mẫu, sau khi qua đời được trở thành Thần Tiên, câu chuyện thật rất cảm động lòng người.

Về sau Trương Văn Hy quả nhiên mua được căn nhà cũ và sống ở đó.

Ba việc lớn trong cuộc đời của Trương Văn Hy đều được Từ đạo nhân trước kia tiên đoán đúng cả.

Việc Từ đạo nhân hiếu kính phụ mẫu mà trở thành Thần Tiên, Trương Văn Hy đã lĩnh ngộ được đạo lý “Trong đời người chí hiếu thực sự rất quan trọng”.

Chính là: Nhân sinh tại thế hiếu vi tiên, Hiếu kính phụ mẫu năng thành tiên! Khả liên thế thượng bất hiếu tử, Uổng đắc nhân thân lộ tẩu thiên!

Tạm dịch:

Người sống trên đời hiếu trước tiên Hiếu kính phụ mẫu trở thành Tiên! Thương thay những người con bất hiếu Đi sai đường uổng phí một thân người!

(Theo “Dũng tràng tiểu phẩm” của Chu Quốc Trinh thời Minh)

(Tiểu Minh biên dịch – Bài đăng lại từ trang Chánh Kiến)

(Nguồn: Epoch Times )