“Lá rụng về cội” là một hệ tư tưởng và văn hóa độc đáo ở Trung Quốc xưa. Thời cổ đại, giao thông đi lại không thuận tiện, nhiều người khó có thể về nhà sau khi đi xa. Nhưng dù trong trường hợp nào đi nữa, trước khi mất ai cũng mong muốn được về quê an táng, dù có qua đời ở nơi đất khách cũng phải nhờ người đưa thi hài về nơi chôn nhau cắt rốn.
Tuy nhiên, vùng núi Tương Tây ở Hồ Nam và các vùng lân cận của Quý Châu hầu hết đều là núi cao vực sâu, đường xá hiểm trở, giao thông đi lại không thuận tiện, vậy nên thuật dẫn xác – “Tống thi thuật” cũng được lưu hành rất phổ biến thời bấy giờ.
1. Nguồn gốc của thuật dẫn xác
Thuật dẫn xác có từ lâu đời. Nó có thể được bắt đầu từ Xi Vưu, tổ tiên của người Miêu. Xi Vưu đã dẫn quân đội của mình để chiến đấu gần cạnh sông Hoàng Hà. Có rất nhiều xác chết của những người lính còn lại trên chiến trường.
Xi Vưu không cam tâm chịu đựng cảnh binh lính của mình bỏ xác nơi hoang dã, mà muốn đưa toàn bộ tử thi về quê nhưng nhân lực còn lại không đủ, nên ông đã đề nghị quân sư của mình giúp đỡ. Vậy là quân sư Kháp Quyết niệm chú làm phép, để Xi Vưu cầm lá bùa dẫn đường, khiến cho đám thi thể kia tự đứng dậy đi theo Xi Vưu, theo cách đó mà cùng nhau về nhà. Đây là truyền thuyết sớm nhất về “thuật dẫn xác”.
2. “Thuật dẫn xác” chủ yếu phổ biến vào thời nhà Thanh
Thuật dẫn xác được phổ biến rộng rãi trong triều đại nhà Thanh. Trong cuốn tiểu thuyết “Tiền giấy nhà Thanh” do Từ Khắc biên soạn vào cuối thời nhà Thanh, có ghi chép rõ ràng nhất về thuật dẫn xác.
Chuyện kể rằng có những thương nhân ở Quý Châu kiếm sống bằng nghề đốn hạ và mua bán gỗ, hàng năm cứ vào đầu mùa xuân, khi nước suối dâng cao, họ lại “đan bè gỗ” và đưa những chiếc bè như vậy đến Trường Đức, Hồ Nam và các nơi khác, rồi tìm thương nhân phù hợp và thương lượng giá cả, tháo bè ra bán rồi về bằng đường bộ.
Tuy nhiên, mọi sự việc khó có thể lường trước được, có người có phúc thì có thể về nhà được, có người lại qua đời ở nơi đất khách thì “ vì đường xa, xác không dễ trở về”. Trong hoàn cảnh như vậy, người Trung Hoa xưa tin rằng “lá rụng về nguồn”. Trong hoàn cảnh như vậy, người ta thường viện “Thuật dẫn xác”để đưa tử thi cùng đồng hành về nhà.
Thuật dẫn xác phải được thực hiện bởi hai người, và nó có hiệu quả. Một người làm người dẫn đường phía trước, xác đi ở giữa, một người cầm bát nước trên tay đi sau (nước trong bát phải phù phép). Trên đường đưa xác, người đi phía sau phải đảm bảo bát nước bằng phẳng, “nước không đổ, xác không đổ”.
Xác chết và người bình thường không có gì khác biệt, chỉ là nó không thể nói được, tất nhiên là mặt không còn hồng hào, vẻ mặt uể oải, ngoài ra nếu nhìn kỹ sẽ thấy dáng đi của nó hơi khác một chút. Nó chỉ thuần túy vô thức bước theo hai người dẫn đường, họ dừng là nó dừng, họ đi là nó đi.
Đến chạng vạng, lúc cần ở lại khách sạn, chủ nhà trọ nhìn tình trạng của ba người này, tức là biết là khách dẫn thi thể, nên đã chuẩn bị phòng riêng cho họ”. Thời điểm đó, những người đưa xác như vậy gọi là “thường xuyên” nên chủ nhà trọ không những quen mà còn dành hẳn một căn phòng riêng cho họ ở. Nhà nghỉ cũng đặc biệt, hai người sống ngủ trên giường, còn xác chết đứng cạnh cửa.
Đêm trước khi về đến nhà, “tử thi phải báo mộng cho người nhà, người nhà sẽ chuẩn bị quan tài và thu dọn”. Khi người đưa xác về đến nhà cùng với xác chết, xác chết đứng thẳng bên cạnh quan tài, người đưa xác đổ bát nước trong có bùa chú xuống đất, và xác chết ngay lập tức ngã xuống. Lúc này phải chôn cất ngay, “nếu không thi thể sẽ biến đổi, không còn nguyên trạng”. Khi ấy, trạng thái phân hủy hoàn toàn phù hợp với thời gian chết, “hễ chết được một tháng thì thi thể sẽ lập tức phân hủy ở trạng thái một tháng”.
3. Quy luật “Ngày đi và đêm dừng”
Trong tác phẩm “Tiền giấy nhà Thanh” có ghi lại một câu chuyện về Thuật dẫn xác: Lúc bấy giờ, có một vị quan nhân tên là Hoàng Trạch Sinh dẫn quân đến đồn trú bên bờ sông. Một hôm, bên ngoài doanh trại đột nhiên có tiếng bàn tán xôn xao, sau đó một người lính chạy vào báo cáo: “Có người giải tử thi đi qua, và thi thể có thể tự di chuyển”. Hoàng Trạch Sinh liền ra xem, nhìn thấy một người cầm cờ vải dẫn trước, “một tử thi đứng thẳng, vô thức bước đi theo người đó”.
Hoàng Trạch Sinh bước tới và ra lệnh cho người dẫn xác dừng lại, rồi hỏi anh ta chuyện gì đang xảy ra? Người dẫn xác trả lời rằng họ đang dùng thuật dẫn xác, vì nếu bỏ tử thi này vào quan tài rồi chở về nhà thì phiền phức quá. Hoàng Trạch Sinh hỏi cụ thể về chi tiết của câu thần chú, người dẫn xác nói: “Đây là bí mật nghề nghiệp, làm sao có thể dễ dàng tiết lộ cho người ngoài được”. Hoàng Trạch Sinh không ép buộc và tiếp tục hỏi họ phải mất bao nhiêu ngày để về đến quê nhà? Anh ta trả lời rằng sẽ mất bốn hoặc năm ngày; Ông lại hỏi làm thế nào để giải quyết vấn đề chỗ ở vào ban đêm? Người dẫn xác trả lời, “Không sao, nó có thể đứng ở ngoài cửa”.
Lúc này, ngày càng có nhiều người vây quanh xem. “Thời điểm đó tại doanh trại, cả trăm người đều nhìn thấy”. Một số người nhao nhao lên cho rằng đó có thể không phải là thi thể. Hoàng Trạch Sinh yêu cầu kiểm tra, thì “quả đúng là một tử thi”. Những người dân địa phương sống gần đó đều nói rằng “trường hợp này thường xảy ra, không có gì là đặc biệt”. Tuy nhiên đối với những người lính lần đầu chứng kiến thuật dẫn xác này, thì họ đều cảm thấy sự việc như này thật là lỳ lạ.
Với sự phát triển vượt bậc của khoa học hiện đại, “Thuật dẫn xác” đã bị quên lãng từ lâu. Xã hội cho đến ngày nay, muốn tìm hiểu về “Thuật dẫn xác” của người dân hai vùng Kiềm, Tương một cách chân thực, e rằng sẽ càng ngày càng khó!
Thiên Hà biên tập
Nguồn: soundofhope