Trong cuộc sống có những điều tưởng như không thể xảy ra, nhưng rốt cuộc vẫn xảy ra, có những căn bệnh nan y tưởng rằng không thể chữa trị thì vẫn có trường hợp chữa khỏi một cách dễ dàng, dưới đây là một câu chuyện như vậy và đạo lý bên trong chuyện này.
Vào thời nhà Thanh, một ông lão sống ở quận Vô Tích. Vì ông mắc chứng bệnh hoành hành nhiều năm nên hàng xóm gọi ông là Gã cơ hoành.
Một ngày nọ, ông Hoành Điếm đến một quán trà và vô tình nhặt được một gói đồ trang sức bằng vàng và bạc. Ông Hoành nghĩ thầm: “Mình sắp chết rồi, làm sao có thể dùng những thứ này được? Thay vì mang nó về nhà, ông ngồi đó và đợi người chủ quay lại.
Một lúc sau, một người phụ nữ lớn tuổi loạng choạng bước vào, bà vừa khóc vừa tìm kiếm thứ gì đó. Ông Hoành hỏi bà tại sao lại khóc và khi biết chắc thứ đó là của bà thì ông lập tức đưa trả gói hàng lại cho bà. Bà cụ ra đi đầy lòng biết ơn.
Ông Cơ hoành trở về nhà và đột nhiên cảm thấy chóng mặt và buồn nôn. Ngay lập tức, ông khạc ra một cục đờm cứng và dai như da bò. Kể từ đó, bệnh cơ hoành của ông biến mất. Về sau, gia đình ông trở nên giàu có, ông sống trường thọ.
Điều mà ông Hoành Điếm mong muốn nhất trong cuộc đời là không còn bị căn bệnh hoành hành để có thể trải qua một cuộc sống tốt đẹp và khỏe mạnh. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã thử nhiều loại phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, ông không ngờ rằng đó là một việc làm tốt không chỉ chữa khỏi bệnh mãn tính cho ông mà còn mang lại cho ông tuổi thọ và sự giàu có.
Nếu mọi người muốn thay đổi tình trạng khó xử của mình, khỏe mạnh, có một cuộc sống tốt, hoặc khỏi hoàn toàn các bệnh nan y và mãn tính, thì bí quyết thực sự là làm những việc tốt. Chỉ có số lượng lớn việc làm tốt mới có thể mang lại những phước lành bất ngờ.
Tại sao ông ấy có thể khỏi bệnh?
Câu chuyện kể trên đọc qua không ít người cho rằng đó chỉ là điều huyễn hoặc, không có thật, tuy nhiên nếu chúng ta đã từng đọc kinh sách của Phật giáo hay Phật Pháp, sẽ thấy những câu chuyện như trên kỳ thực không nhất định không thể xảy ra.
Trong một cuốn sách Phật Pháp dạy con người tu luyện có một đoạn giảng đại ý như sau:
Khi con người ta làm việc tốt, chịu khổ thì sẽ sinh ra một chủng vật chất có màu trắng, gọi là đức. Ngược lại nếu làm việc xấu, nhục mạ người khác, ức hiếp người khác sẽ sinh ra một chủng vật chất có màu đen, gọi là nghiệp lực. Đức và nghiệp đồng thời tồn tại ở cùng một không gian khác, giữa chúng có tác dụng chuyển hóa cho nhau.
Như vậy người nhiều nghiệp lực nếu làm nhiều việc tốt, chịu nhiều khổ nạn thì nghiệp lực sẽ ngày càng được tiêu đi và đức của cá nhân đó sẽ ngày càng nhiều lên.
Quay trở lại với câu truyện kể trên, khi ông Hoàng Điếm trả lại vàng bạc cho bà Lão, có nghĩa là ông đã làm một việc tốt khá lớn, như vậy một lượng lớn nghiệp lực của ông đã được tiêu đi đồng thời vật chất đức của ông cũng được tăng lên đáng kể, điều này rõ ràng là một sự việc hảo sự cho ông Hoành.
Trong Phật gia còn giảng; Bất kể bệnh tật nào, bất kể khó nạn nào đều có quan hệ nhân duyên chứ không phải vô duyên vô cớ, do đó tất cả những gì xảy ra đều là quan hệ nhân duyên và nghiệp lực luân báo, chịu tội khổ là để hoàn trả nợ nghiệp. Vậy thì trước đây, cũng có thể từ kiếp trước, có thể ông Hoàng Điếm đã từng làm một việc xấu lớn nào đó nhắm vào một cá nhân khác nên ông mới bị mắc bệnh cơ hoành. Tuy nhiên sau bao năm ông mang bệnh, chịu khổ rất nhiều, do đó có lẽ ông đã tiêu được không ít nghiệp lực, và chúng đều được chuyển thành đức. Nay ông làm thêm một việc tốt lớn và ông khỏi bệnh thì cũng hoàn toàn hợp lý, và hết sức công bình.
Đạo lý thiện ác hữu báo, ở hiền gặp lành vẫn luôn đúng trong cuộc sống của chúng ta, chỉ có điều mọi thứ diễn ra ở một không gian khác, hoặc ở đâu đó thâm sâu, con người chúng ta không thể dễ dàng thấy được, như những thứ chúng ta đang nhìn ở không gian này của chúng ta hay như các phép tính cộng trừ đơn giản trong toán học. Nhưng có như thế chúng ta mới thấy cuộc sống có dư vị và ý nghĩa hơn. Đó phải chăng chính là ý nghĩa mà Sáng Thế Chủ đã tạo ra vũ trụ và nhân loại?
Theo pureinsight.org Kiên Tấn