Văn Hóa

Bốn loại phong thủy dành cho những gia đình giàu có

By Đăng Dũng

November 16, 2021

Cuộc sống giống như một tách trà, và chỉ khi thưởng thức nó, bạn mới có thể biết rằng có cả hạnh phúc và đau khổ bên trong; cuộc sống giống như một trò chơi của cờ vua, và chỉ có nghiên cứu sâu mới có thể biết rằng cờ vua cũng giống như cuộc sống. Trong thế giới đầy xáo trộn này, hãy bình tĩnh và tận hưởng sự chia sẻ phong thủy trong gia đình để nâng cao tài lộc và phú quý.

Nếu một gia đình hòa thuận, thịnh vượng, nhiều người sẽ cho rằng phong thuỷ của gia đình đó tốt. Thực ra không phải phong thủy dưỡng người mà là người ta nuôi dưỡng phong thủy. Phong thủy tốt của một gia đình không thể tách rời bốn điểm này.

1. Thiện để dưỡng đức

Phong thủy tốt nhất cho một gia đình là sự thiện lương, là lòng tốt. Khổng Tử từng nói: “ Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân” – Mình muốn có thành tích thì cùng mong người khác có thành tích, mình muốn làm điều hay thì cũng mong người khác làm điều hay. Nếu bạn muốn được người khác đối xử tử tế, trước hết bạn phải đối xử tử tế với họ.

Có một bác nông dân có giống ngô tốt, năm nào cũng được mùa. Anh luôn không tiếc những hạt giống này và hào phóng tặng chúng cho những người bạn xung quanh mình.

Những người khác hỏi anh tại sao anh lại hào phóng như vậy? Anh cho biết, ruộng của chúng tôi đều ở cạnh nhau, khi hạt phấn phát tán thì sẽ thụ phấn cho nhau, nếu chất lượng ngô không tốt thì cũng ảnh hưởng đến việc thu hoạch của chính tôi.

Đạo Phật thường nói:  Phúc báo luôn ở sau lưng.

Người thiện tâm hiện tại thiệt thòi nhưng tương lai sẽ có phúc báo sâu rộng, còn có thể làm lợi cho con cháu.

Gia đình Chu Phức ở An Huy, tôn trọng phương châm của gia đình: “Ưu tiên thứ nhất là khuyến học và dạy người, ưu tiên thứ hai là giúp đỡ trẻ mồ côi và góa bụa”, nên đã thành lập một “hội trường hiếu nghĩa” để giúp đỡ người nghèo. Xây dựng trường học trên khắp Trì Châu và hiến tặng các đền thờ Khổng giáo.

Họ đặt ra một quy tắc rằng miễn là gia đình Chu không sa sút, thì việc tốt giúp đỡ người nghèo sẽ không thể bị dừng lại.

Dòng họ Chu 5 đời khoa bảng, truyền thống gia tộc hàng trăm năm không suy giảm, ngày nay con cháu nhà Chu vẫn là những bậc hiền tài, từ nhà học vấn, văn nhân, học sĩ đỏ, giáo sư, nhà công nghiệp, và hoạt động tất cả phương thức của cuộc sống. Những điều này không thể tách rời với các quy tắc và giới luật làm việc thiện của nhà Chu.

Nuôi dưỡng con cái cũng giống như trồng cây, chỉ cần vun gốc từ gốc sau đó tưới bằng chất dinh dưỡng của tính cách thì đứa trẻ có thể mọc cành xum xuê, lá sẽ tiến gần mặt trời hơn.

2. Nhẫn để dưỡng phúc

Có một cặp vợ chồng đã trải qua nhiều phong ba bão táp trong nhiều năm, hiện giờ chồng là lãnh đạo của một đơn vị, họ đến dự đám cưới của cấp dưới.

Chàng trai trẻ hỏi bí quyết gì để vợ chồng hòa thuận. Vị lãnh đạo già cười đáp: Chỉ có một chữ “Nhẫn”. Người vợ bên cạnh nói thêm: “Nhẫn nhịn và bao dung.” Dưới cùng một mái nhà, làm sao muôi không chạm mép nồi.

Một gia đình khi chung sống luôn có những mâu thuẫn lớn nhỏ, tuy không có thù hận sâu nặng nhưng cãi vã là điều khó tránh khỏi. Giữa vợ chồng phải biết nhẫn nhịn.

Có câu nói: “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”. Đời người đâu dễ hòa hợp, chỉ cần biết trân trọng tình cảm của nhau thì cuộc sống mới dài lâu. Nhà là nơi của tình yêu, không phải là nơi của lý trí, một khi lý trí rõ ràng, tình yêu sẽ biến mất.

Gia đình là bến đỗ của hai người, bao dung và độ lượng chính là bí quyết gia đình hòa thuận lâu dài.

3. Chăm chỉ sinh tài

Người xưa có câu: “Người siêng năng thì nghèo không lâu, người lười biếng thì giàu không lâu”. Con cái ngày nay bố mẹ chỉ biết ôm trong vòng tay. Dù điều kiện tài chính ra sao, cũng không bao giờ để các con phải khổ.

Kết quả là trẻ em ngày nay thờ ơ và không phân biệt được khả năng của chúng, dựa dẫm vào cha mẹ, trở nên vô ích và lười biếng.

Tăng Quốc Phiên từng nói, một gia đình có hưng thịnh hay không chỉ cần nhìn vào ba điểm dưới đây là biết rõ:

Thứ nhất, hãy nhìn xem con cháu ngủ đến mấy giờ. Nếu như ngủ đến lúc mặt trời lên cao mới bắt đầu dậy thì gia đình này đang từ từ lười biếng mà đi xuống.

Thứ hai, hãy xem con cháu trong nhà có chăm chỉ làm việc hay không. Thói quen làm việc sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của một người.

Thứ ba, hãy xem con cháu có thường đọc sách kinh điển của các bậc cao nhân thánh hiền hay không. Nếu một người không học sẽ không hiểu nghĩa và không biết đạo lý.

Chăm chỉ làm việc là cách tạo phúc báo cho bản thân. Cách giáo dục đúng nhất mà các bậc cha mẹ nên áp dụng đó là khiến cho trẻ có thể tự mình cố gắng, tự mình đi làm việc, giúp con hiểu rằng cần phải chăm chỉ và nỗ lực. Nhờ đó, trẻ sẽ có được hành trang vững chắc trên đường đời sau này.

4. Sách nuôi dưỡng khí

Đọc sách là thói quen tốt cần được duy trì qua mỗi thế hệ trong gia đình. Đây chính là cách bồi dưỡng đức hạnh con người.

Nhờ đọc sách, chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời cho những nghi hoặc trên con đường nhân sinh. Đọc sách không chỉ giúp chúng ta có thêm tri thức, mở mang trí tuệ mà còn giúp chúng ta thay đổi thế giới quan và nhân sinh quan.

Thông qua việc đọc sách, chúng ta có thể kết bạn với các bậc hiền triết, tìm kiếm kiến ​​thức từ họ và giải quyết những nghi ngờ của bản thân trong cuộc sống.

Ở Văn Hỷ, Sơn Tây, Trung Quốc có gia tộc họ Bùi. Gia tộc này đã kế thừa và phát huy truyền thống đọc sách tới 2.000 năm lịch sử và trở thành đại thế gia đầu tiên lừng danh nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Theo ghi chép trong “Gia phả của họ Bùi”, gia tộc họ Bùi từ khi bắt đầu ra đời đã sinh ra 59 vị tể tướng, 59 vị đại tướng quân và có hơn 3.000 người được ghi danh sử sách …

Để có được thành tựu đó, một trong những bí quyết của gia tộc họ Bùi chính là giáo dục việc đọc sách. Theo quan điểm của Bùi gia, đọc sách mới hiểu được đạo lý. Con người không đọc sách, không biết đạo lý, cũng chỉ như con trâu con bò chỉ biết kéo xe. Học mà không hành thì cũng không đủ.

Một quy tắc mà Bùi gia đưa ra đó là nếu người nào không thi đỗ tú tài thì không được bước chân vào từ đường của dòng họ. Chính vì thế, trong gia tộc họ Bùi, từ trên xuống dưới, dù là nam hay nữ, già hay trẻ, cả gia tộc đều có một thói quen đọc sách, yêu thích đọc sách. Thói quen đọc sách của các thành viên giúp gia tộc họ Bùi ngày càng phát triển hưng thịnh.

Đọc sách là cách giáo dục tốt nhất cho một đứa trẻ. Đối với một gia đình, không có thói quen nào tốt hơn là đọc sách.

Hằng Tâm Nguồn Sounofhope