Cuộc Sống 4 Phương

Bốn phép tính của con trẻ, người lớn dùng cả cuộc đời

By Đăng Dũng

November 13, 2021

Bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia quá đơn giản đứa trẻ tiểu học nào chả biết. Nhưng nó được người lớn dùng trong phép tắc cuộc đời!

Cộng trừ nhân chia là những phép tính trong toán học, nhưng nó đồng thời cũng là những trí tuệ tuyệt vời.

Dùng phép cộng làm việc, dùng phép trừ để biết buông bỏ, dùng phép nhân để thể hiện lòng biết ơn, dùng phép chia để biết cảm thông chia sẻ.

Nếu làm được bốn điều này, ông Trời ắt có sự an bài riêng.

1. Dùng phép nhân để nhân từ, cảm ân

Nếu bạn muốn thật giàu có… phải giỏi phép tính NHÂN (nhân đức, nhân cách, nhân từ, nhân hậu).

Trong cuốn tiểu thuyết “Thế giới của Sophie” của nhà văn Jostein Gaarder, có một câu nói như này:

“Không ai sinh ra là phải có trách nhiệm đối xử tốt với người khác, vì vậy, chúng ta phải học cách biết ơn.”

Người khác giúp bạn, là tình nghĩa, không phải bổn phận. Đối mặt với sự giúp đỡ của người khác, phải học cách biết ơn, học cách báo đáp.

Cảm ân, phải dùng phép nhân để mà tính, người khác giúp bạn một phần, bạn phải trả lại người ta ba phần. Chỉ có như vậy, thiện ý mới được lan tỏa, thế giới mới dần dần trở nên ấm áp và dịu dàng hơn.

Tăng Quốc Phiên, trụ cột triều đình xưa từng nói:

“Quân Tử không tùy tiện nhận ơn huệ của người khác, nhưng một khi đã nhận rồi, tuyệt đối không bao giờ quên. Một giọt ân huệ, một thùng báo đáp.”

2. Phép chia để biết chia sẻ, đừng chỉ giữ cho riêng mình

Nếu bạn muốn có nhiều bạn bè, nhiều người mến, nhiều người tin tưởng thì phải giỏi phép tính CHIA (chia sẻ). ĐỪNG BIẾT MÀ GIỮ CHO RIÊNG MÌNH.

“Chia” ở đây ngoài nghĩa đen ra, còn có một nghĩa là “dọn dẹp”.

Nhà cửa phải dọn dẹp thường xuyên, tâm hồn cũng cần được “dọn dẹp” định kì.

Những người không có duyên, những chuyện bất lực, những phiền não và chấp niệm, tất cả đều phải kịp thời dọn dẹp, vứt bỏ.

Chỉ có như vậy, cuộc đời mới trở nên ung dung, tiến về phía trước với hành trang nhẹ nhàng hơn.

3. Dùng phép cộng để tích lũy và hợp tác

Nếu bạn muốn làm được những gì mình muốn, hãy dùng phép tính CỘNG trong công việc, nó chính là sự tích lũy.

Ngoài ra còn nữa hợp tác, chúng ta vẫn gọi người cùng làm là ‘cộng sự’ phải không?

Lão Tử nói: “Cửu tầng chi đài, khởi vu lũy thổ; thiên lí chi hành, khởi vu túc hạ.”

Đài cao 9 chín tầng, cũng được xây dựng từ trên nền đất, con đường ngàn dặm, phải bắt đầu từ những bước đầu tiên; bất kể là việc gì, không bao giờ có thể thành công trong một sớm một chiều.

Lâu đài có cao tới đâu, con đường có xa xôi tới đâu, cũng đều được TÍCH LŨY từng chút từng chút một.

Đời người, muốn nên nghiệp lớn, bắt buộc phải làm phép cộng. Kiên trì tới cùng, thế giới này ắt không có chuyện khó khăn.

4. Cuối cùng, phép trừ để buông bỏ

Nếu bạn muốn làm cái mới để thay đổi phải bỏ đi những thói quen, cách làm cũ, hãy dùng phép tính TRỪ (buông bỏ).

Lão Tử nói: “Ngũ sắc lệnh nhân lục mang, ngũ âm lệnh nhân nhĩ lung, ngũ vị lệnh nhân khẩu sảng.”

Màu sắc nhiều, mắt sẽ hoa; âm thanh nhiều, tai sẽ không phân biệt được chính xác; mùi vị nhiều, vị giác sẽ không còn linh hoạt nữa.

Dục vọng, ham muốn, khát khao càng nhiều, cuộc sống càng loạn.

Tự cổ chí kim, phàm là những người có thành tựu đều biết dùng phép trừ để sống, cố gắng sống giản đơn nhất có thể.

Tăng Quốc Phiên vốn dĩ là trọng thần của triều đình Nhà Thanh, Trung Quốc, lương bổng mỗi năm của ông không hề thấp.

Tuy nhiên, số tiền ấy phần lớn được ông dùng để cứu tế người khác, còn bản thân lại sống vô cùng giản tiện.

Vợ bỏ tiền ra mua một nha hoàn về dọn dẹp nhà cửa, ông nói lãng phí, bảo vợ “mặt dày” đi trả lại.

Con cháu trong nhà cũng không được dùng nô bộc, bình thường bưng trà rót nước, dọn dẹp nhà cửa đều tự làm.

Ông có một chiếc áo quan mặc trong suốt 30 năm liền, chiếc áo này với ông chính là một thứ đồ xa xỉ, vì vậy, mỗi lần có lễ lớn hay trong các dịp trọng đại ông mới mang ra mặc.

Quần áo trong nhà cũng đều do phụ nữ trong nhà may, buổi tối khi ông châm đèn đọc sách, thì vợ sẽ ngồi bên khâu vá.

Bữa cơm của ông lại càng giản tiện hơn, thường chỉ có một món ăn, người đời đùa gọi là “nhất phẩm tể tướng” (“nhất phẩm” nghĩa là “1 món”).

Ăn chơi hưởng lạc, ca kĩ vũ nhạc, ông lại càng thờ ơ.

Sự giản đơn đem đến cho Tăng Quốc Phiên sự tự tin để từ chối hối lộ.

Ông từng nói: “Quyết không nhận tiền vỗ béo bản thân, làm tổ hại tới thanh danh của người đời trước.”

Lúc lâm chung, không nhận tiền phúng điếu, làm xong tang sự, không có đồng nào để lại cho con cháu.

Lão Tử nói: “Họa mạc đại vu bất tri túc.”

Đời người, cái họa lớn nhất chính là muốn quá nhiều, không biết thỏa mãn.

Không biết điểm dừng, sớm muộn gì cũng rước họa vào thân.

Sống ở đời, phải biết làm phép trừ, giảm bớt dục vọng, ham muốn của bản thân, sống đơn giản thôi.

Học cách biết thỏa mãn, trân trọng hạnh phúc trước mắt, cơm thanh trà nhạt, không bệnh không tật, đó mới là cái phúc lớn nhất.

Làm đúng thứ tự 4 điều trên, trời xanh ắt có an bài

Và Hãy Nhớ, một quy luật phép tính của trẻ tiểu học nữa:

– Nhân (x) chia ( : ) trước

– Cộng (+) trừ ( – ) sau

Phép cộng giúp ta thành công, phép trừ giúp ta sống giản đơn, phép nhân giúp ta học được cách biết ơn, phép trừ giúp nội tâm nhẹ nhõm.

Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên. Đời người có 4 phép toán, ông trời cũng ắt có những tính toán của riêng mình.

Con đường phía trước dù có gian khổ và vất vả tới đâu, cuộc sống rồi cũng sẽ cho chúng ta những đáp án tốt đẹp nhất.

Cuối cùng, hãy đơn giản hoá cuộc sống của chính bạn. Đừng quên học đi đôi với hành, và thực hành phải luôn đi trước lời nói.

Cứ làm tốt những điều trên cuộc đời bạn chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn mỗi ngày và con đường thành công cũng sẽ rộng mở và chân thực hơn.

Nguồn: cafef

Thái An biên tập