Một số thực phẩm thường bị công chúng đưa vào danh sách đen, được cho là có hại và gây ung thư, chẳng hạn như xúc xích, thịt xông khói và bột ngọt. Nhưng trên thực tế, điều này có thể không đúng như vậy.
Nitrit trong xúc xích và thịt xông khói sẽ gây ung thư?
Xúc xích, thịt xông khói… đều chứa nitrit và nitrat, người ta thường nhắc đến việc ăn các sản phẩm thịt chế biến sẵn này sẽ gây ung thư. Tuy nhiên, Tiến sĩ Khoa học Thực phẩm và chuyên gia dinh dưỡng Trần Tiểu Vy tin rằng không cần quá lo lắng nếu bạn ăn uống điều độ và có chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Nói chung, nitrit hoặc nitrat không có hại và có thể được chuyển hóa bởi cơ thể. Chúng được thêm vào các sản phẩm thịt chế biến, chủ yếu để tạo màu và ngăn chặn việc hình thành độc tố botulinum.
Nitrosamine là chất gây ung thư, là sản phẩm của phản ứng giữa nitrit và “amin bậc hai”. Các amin thứ cấp có nguồn gốc từ các axit amin trong thịt, nhưng chúng chủ yếu được tạo ra khi thịt hoặc hải sản trải qua quá trình lên men hoặc hư hỏng, và hầu như không tồn tại trong thịt tươi. Do đó, nitrosamine có thể xuất hiện trong các loại thịt chế biến không đảm bảo chất lượng hoặc để quá lâu, chất lượng thịt trở nên ôi thiu.
Nitrit có thể ức chế vi khuẩn và giúp thịt lên màu, nếu bổ sung không đủ lượng nitrit thì dễ tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum, nặng có thể gây khó thở và tử vong. Nếu bạn nghĩ rằng xúc xích có ít đỏ thì an toàn hơn và cố tình chọn màu nhạt thì có thể gây nguy hiểm. Trần Tiểu Vy đề nghị rằng khi mua các sản phẩm thịt chế biến như xúc xích, chúng ta nên bắt đầu bằng việc lựa chọn các nhà sản xuất đủ tiêu chuẩn. Bởi vì nó liên quan đến mức độ cẩn thận trong quá trình chế biến, sự an toàn của quá trình sản xuất chỉ có thể được đảm bảo sau khi chính phủ đã kiểm tra.
Cô cho rằng trở lại hoàn cảnh sống bình thường, không thể ngày nào cũng ăn nhiều xúc xích, mà là ăn uống điều độ. “Chỉ cần không tập trung vào một số thứ nhất định, có lẽ sẽ không gây hại.”
Dùng bột ngọt (mì chính) nấu ăn có hại cho bạn không?
Thành phần của bột ngọt rất đơn giản, đó là monosodium glutamate (MSG) hay còn gọi là natri glutamat.
Trần Tiểu Vy, Tiến sĩ Khoa học Thực phẩm và chuyên gia dinh dưỡng, cho biết khi mọi người uống súp gà, nước dùng hoặc súp nấm, họ cảm thấy ngon miệng vì thực phẩm ban đầu có chứa axit glutamic. Đây là một loại protein, axit amin có vị umami (vị ngon ngọt). Công nghệ chế biến thực phẩm hiện đại là lên men và chiết xuất thực phẩm tự nhiên để sản xuất bột ngọt.
Bữa ăn kiểu Trung Quốc sẽ thêm bột ngọt để tăng vị umami. Tuy nhiên, những thực phẩm này đã trở nên quá phổ biến ở Hoa Kỳ, sau khi ăn chúng, họ mắc hội chứng nhà hàng Trung Quốc và xuất hiện các triệu chứng như khát nước. Mặc dù lý do liên quan đến việc bổ sung quá nhiều bột ngọt, nhưng người Mỹ đã không tiếp xúc với bột ngọt. Tuy nhiên, bột ngọt đã để lại ấn tượng không tốt, thậm chí còn có những nghiên cứu về bột ngọt, việc tìm hiểu xem chủng tộc và lứa tuổi nào ăn thực phẩm có bột ngọt sẽ ít rủi ro hơn.
Ngay cả trong những năm gần đây, bột ngọt đã được minh oan, nhưng ấn tượng tiêu cực của người dân về bột ngọt đã ăn sâu vào tâm của họ. Đàm Đôn Từ, một y tá làm việc tại Trung tâm Độc chất Lâm sàng ở một bệnh viện Trung Quốc cho biết trước đây nhiều người đã hỏi cô Sao dám dùng bột ngọt khi thấy cô ấy nấu ăn. Đàm Đôn Từ cho biết, thực ra bột ngọt có thành phần đơn giản, một lượng nhỏ bột ngọt không gây hại cho cơ thể, thay vào đó, cô không nêm bột ngọt ở nhiệt độ cao để tránh bị biến chất.
Điều mà bột ngọt nên được quan tâm là lượng natri trong glutamat natri. Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều natri sẽ dễ mắc các vấn đề như huyết áp cao, vì vậy không nên bổ sung quá nhiều bột ngọt. Nếu thức ăn đã được nêm bột ngọt, hãy thêm ít muối.
Thảo Nguyên biên dịch
Nguồn: epochtimes