Ảnh: đkn

Chưa được phân loại

Buôn tốt giấu nghề như không, quân tử giấu đạo như ngốc

By Đăng Dũng

September 11, 2021

Lão Tử nói với Khổng Tử: “Một người có đầu óc kinh doanh nhanh nhạy rất biết cách giấu giếm tài nghệ, bên ngoài lại xem như chẳng có gì; một người quân tử phẩm hạnh cao thượng rất biết cách che giấu đi đạo đức của mình, mà bên ngoài trông rất ngốc nghếch chậm chạp. Ngươi phải biết gạt bỏ đi lòng kiêu ngạo và lòng tham lam, như thế mới có thể trở thành thánh nhân. Tất cả những điều này được gọi là: người tài vẻ ngoài ngu ngốc.”

“Khó đạt được hồ đồ” là đạo lý khôn ngoan của cuộc sống, rất nhiều người theo đuổi trí tuệ và ranh giới “hồ đồ”, chính là điều mà Lão Tử đã nói: “người tài vẻ ngoài ngu ngốc”. Làm người phải tránh cậy tài kiêu ngạo, không biết khoan dung. Tài năng càng lộ liễu càng dễ bị hận ghét, càng dễ gây thù hằn.

Đối diện với đại sự nhất định phải bình tĩnh

Tĩnh, đây là trí tuệ tuyệt vời của người Trung Quốc cổ đại. Trong “Đạo đức kinh” có nói, tĩnh có thể khiến cho sự nóng nảy của con người tiêu tan. “Đại học” nói, tĩnh mà có thể an, an mà có thể hư, hư mà có thể đạt. Có thể nói, tĩnh là nền tảng của an định, tâm tư trống rỗng, và tất cả những gì có thể đạt được.

“Tâm tĩnh kiếm tìm âm nhạc đích thực, phóng tầm mắt nhìn trời cao lộng lẫy”. Một người mà tâm hồn không tĩnh, rất khó nghiêm túc suy tư một vấn đề gì, làm gì cũng sẽ bốc đồng. Người an tĩnh sẽ cẩn thận quan sát tình hình, càng dễ dàng đi sâu suy ngẫm, sẽ có được cách giải quyết vấn đề hoặc ngẫm ra một đạo lý sâu xa.

Chỉ có người an tĩnh mới phát hiện ra cái đẹp và sự hạnh phúc của cuộc sống. Người bốc đồng sẽ rất dễ dàng bỏ qua cái đẹp. Chúng ta phải trải qua biết bao khó khăn nhưng vẫn giữ được thái độ bình tĩnh, thì trong cuộc sống mới có thể tìm được yên bình, không chịu sự tác động của thế tục, cuộc đời cũng vì thế mà thêm phần khoáng đạt.

Quân tử biết chờ thời cơ mới hành động

Đúng thời điểm không phải đúng giờ, mà là nắm bắt cơ hội. Trong “Châu Nghệ” nói, “quân tử giấu vũ khí trong người, chờ thời cơ hành động”. Tức là, quân tử có tài năng xuất sắc, có kỹ năng vượt trội, nhưng không khoe khoang, đến lúc cần thiết mới sử dụng. Điều này cũng nhắc nhở chúng ta. Lúc không ai biết tới, chúng ta tu dưỡng cho bản thân, chờ có cơ hội thì mới bộc lộ tài năng.

Thời cơ, thời thế đều là khách quan, chúng ta chỉ có thể làm tốt những gì chúng ta làm, đợi cơ hội đến, nắm bắt lấy cơ hội. Đây chính là đúng thời điểm, người muốn nắm bắt đúng thời điểm phải có sự chuẩn bị tốt, không được để cơ hội ra đi vô ích.

Trong “Binh pháp Tôn Tử” nói rằng: “Nếu không thể thắng thì phòng thủ, có thể thắng thì phải tấn công. Phòng thủ khi thực lực ta không đủ, tấn công khi thực lực ta dư. Người giỏi phòng thủ, ẩn mình dưới chín tầng đất. Người giỏi tấn công, khuấy động đến chín tầng trời. Do đó mới có thể tự bảo vệ mình mà toàn thắng vậy”.

Đương nhiên, chờ đợi tuyệt đối không phải là trốn tránh một cách bạc nhược hay trằn trọc lưỡng lự; cũng không phải là ăn không ngồi rồi, tiêu tốn thời gian. Càng không phải là ôm cây đợi thỏ, chờ sung rụng hay chờ bánh từ trên trời xuống.

“Chờ đợi” của Tôn Tử là cuồng phong thổi trước khi mưa rừng đến, là hội tụ năng lượng trước khi tích tụ thế chờ thời bùng nổ, là nắm bắt thời cơ trước khi mưu tính hoạch định kế sách trong trướng. Chỉ có người chín chắn trưởng thành mới có thể không ngừng bồi đắp sức mạnh trong lúc chờ đợi, mới có dũng khí và niềm tin để chờ đợi.

Biết giữ chữ tín

Trong “Luận ngữ” nói, người không có lòng tin thì không biết được khả năng của nó. Nếu như không giữ chữ tín, cũng giống như xe ngựa mà không có then cài liên kết giữa ách và cáng, thì không có cách vận hành được.

Thời Xuân Thu, Ngô Quý Trát nước Ngô lần đầu tiên đi sứ nước Tấn, phải đi qua phương Bắc của nước Từ. Từ Quân rất thích thanh kiếm của Ngô Quý Trát, nhưng lại không nói ra. Ngô Quý Trát trong lòng biết rõ, nhưng ông ấy phải đi sứ nước khác, nên không tặng cho Từ Quân. Sau khi đi sứ xong, Ngô Quý Trát lại quay về nước Từ, nhưng khi ấy Từ Quân đã chết, ông bèn tháo kiếm ra, mang dâng lên trước mộ Từ Quân.

Tùy tùng của ông nói: “Từ Quân đã chết rồi, ngài định tặng cho ai đây?” Quý Trát đáp: “Không phải như vậy, trong lòng ta trước đây đã định tặng nó cho Từ Quân, sao có thể vì ông ấy mất mà nuốt lời?” Quý Trát chỉ là hứa trong lòng, nhưng vẫn luôn giữ chữ tín. So với chúng ta bây giờ, rất nhiều người nói ra, thậm chí là thề thốt, nhưng rốt cuộc làm được bao nhiêu?

Giữ chữ tín, là thứ dùng tiền cũng không mua được. Đường đường chính chính làm người, thanh minh thanh bạch làm việc, sẽ mãi không mất đi niềm tin của người khác nơi bạn, vì người khác tin bạn, có nghĩa là bạn có giá trị trong lòng họ. Thất tín là sự phá sản lớn nhất của đời người.

Hằng Tâm St