Sau tai nạn bất ngờ, ca sĩ Sỹ Luân rơi vào tình trạng hôn mê. Sau khi tỉnh lại, anh cho biết: “Trong khi hôn mê, tôi thấy quá khứ của mình cứ chạy trước mắt, tôi thấy rất nhiều kiếp của mình. Có một kiếp tôi là thầy tu, mặc áo cà sa và đi trong rừng. Thầy tu phải đi khất thực, tìm được gì ăn nấy nhưng cuộc sống nhẹ nhàng. Hàng ngày tôi chỉ đi vào rừng tụng kinh và thiền định.”
Dù không thể nhớ hết được tiền kiếp của mình nhưng cái đêm định mệnh ấy đã khiến cuộc đời tôi rẽ sang một trang mới. Thậm chí, tôi còn dùng ngày bị tai nạn làm mật khẩu hộp thư điện tử của mình như một cách nhớ về nó.
Phỏng vấn Sỹ Luân cho biết, buổi tối định mệnh đó là vào ngày 11/09/2009, khi anh chạy xe trong đêm khuya, xe chạy đến khúc cua ở quận 1, thành phố Sài Gòn thì có hai thanh niên đi xe chạy nhanh đâm ngang qua mũi xe của anh. Tình huống đột ngột xảy ra, Sỹ Luân ngay lập tức phanh gấp xe nhưng cú giật quá mạnh khiến anh hất về phía trước, đầu và nguyên một phần mặt đập xuống mặt đường.
Sỹ Luân bất tỉnh ngay tại chỗ, anh được người đưa đến Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn. Anh được sơ cứu và hội chuẩn, sau đó lại được chuyển tiếp đến Bệnh viện Nhân dân 115.
Khi được đưa vào bệnh viện, gương mặt của Sỹ Luân đã hoàn toàn biến dạng, xương hàm bị vỡ và anh vẫn còn hôn mê.
Theo lời mẹ và người thân của anh kể lại thì Sỹ Luân đã phải trải qua hai lần phẫu thuật, đến hai mươi ngày sau mới tỉnh dậy.
“Cảm giác bị hôn mê trong một thời gian dài, rồi tỉnh lại tôi thấy kỳ lạ lắm. Ngày xưa, khi xem phim Hồng Kông thấy người bị chấn động thần kinh toàn sống trong quá khứ. Lúc này, quá khứ như bộ phim chiếu chậm hiện lên trước mắt và chạy liên tục từ gần đến xa. Tưởng chuyện chỉ có trên phim, ai ngờ mình là bằng chứng sống. Khi hôn mê, tôi cũng thấy quá khứ của mình cứ chạy trước mắt, qua cả kiếp trước nữa. Tôi thấy kiếp trước mình là một thầy tu, mặc áo cà sa và đi trong rừng. Thầy tu ấy dù rất nghèo khổ nhưng lại nhẹ nhàng với cuộc sống của mình, hàng ngày chỉ đi vào rừng thiền định và tụng kinh…” – Sỹ Luân nhớ lại.
Chỉ khi trải qua ranh giới sinh tử, Sỹ Luân mới thấy rằng: Cuộc sống này thứ đáng quý nhất là sức khỏe và tâm hồn của một người chứ không phải tiền bạc.
“Tôi thấy bản thân vô cùng may mắn khi được trở về từ cõi chết và tôi thấy mình cần yêu thương mọi người nhiều hơn. Tôi thay đổi, sống chân thành hơn, cảm ân nhiều hơn, có lẽ vì thế mà nhiều người bảo tôi già dặn và trưởng thành hơn trước. Với tôi cuộc sống và công việc của mình bây giờ như một cái duyên, điều gì đến thì tôi sẽ thản đãng mà đón nhận, dù kết quả tốt xấu thế nào đều do Trời định, tôi đã cố gắng rồi nên không cần phải ân hận, nuối tiếc.”
“Khi quay lại cuộc sống sau tai nạn, tôi như người bị lạc giữa biển khơi, không nhìn thấy bến bờ, nhờ đọc kinh phật nên tôi ngộ ra nhiều điều. Chính những điều đó giúp tôi lấy lại cân bằng trong cuộc sống, tôi coi mọi thứ nhẹ nhàng hơn không quá phức tạp như trước.”
Nhiều người bảo tôi trở thành mê tín, nhưng họ không hiểu ý nghĩa chân chính của mê tín. Mê tín là tôn thờ một cách mù quáng, không lý trí, chỉ mong cầu mọi thứ cho lòng tham của bản thân. Còn tôi từ khi tôi đọc kinh Phật, tôi nhận ra nhiều chân lý cuộc sống, tôi khoan dung nhiều hơn, sống không truy cầu vật chật, làm tốt nhất những gì mình cần làm.”
Tôi từng có ý định xuất gia nhưng mẹ tôi không đồng ý, bà muốn tôi có thêm thời gian để cảm nhận cuộc sống cùng bà. Vì mẹ khuyên, nên tôi đã suy nghĩ lại và tiếp tục sống một cuộc sống đời thường như bây giờ.
Trong công việc hàng ngày, tôi đã không còn quan trọng nhiều về việc được hay mất nữa. Tôi dành thời gian nhiều hơn cho cha mẹ, quan tâm họ hơn, ngoài thời gian cho công việc và ba mẹ ra tôi còn dành thời gian để ngồi thiền vào mỗi sáng, tụng kinh Phật hàng đêm, những sự việc trong cuộc sống tôi đều lý giải bằng kinh Phật.
Tôi không còn ăn mặn nữa vì tôi cảm nhận được sự đau khổ của con vật sau khi bị giết, tôi cũng bỏ rượu bia vì cảm thấy những thứ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phán đoán của tôi. Tôi nhận thấy rằng mình đang ngày càng trở nên tốt hơn, điều đó thật tuyệt vời.
Biên tập: Thiên Hà