Cây cúc tần thường hay mọc ở các bờ tường rào ở vùng đồng bằng

Sức Khỏe

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần

By Đăng Dũng

August 15, 2020

Trong dân gian và đông y đã sử dụng cúc tần từ lâu với những bài thuốc hữu ích như:

+ Chữa nhức đầu cảm sốt: Sử dụng lá cúc tần, lá sả và lá chanh với tỷ lệ 2 : 1 : 1. Người bệnh nên dùng mỗi vị khoảng 8 – 10 gram, sắc thuốc và uống khi còn nóng. Bên cạnh đó, dùng phần bã nấu với lượng nước nhất  định và dùng xông hơi. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp lá cúc tần với lá hương nhu, lá bàng, sắc thuốc và uống.

+ Chữa đau mỏi lưng bằng cúc tần: Hái một nắm lá cúc tần bao gồm cả cành non, rửa sạch và giã nát. Sau đó trộn thêm với một ít rượu trắng, sao nóng và đắp lên vùng đau. Thực hiện nhiều lần, giúp giảm đau đáng kể.

+ Chữa bầm dập, chấn thương: Dùng lá cúc tần tươi, giã nát và đắp lên vùng bị thương hoặc bầm để giúp vết thương mau lành hơn.

+ Điều trị thấp khớp, đau nhức xương khớp: Sử dụng 15 – 20 gram rễ cây cúc tần, rửa sạch và sắc nước uống. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phối trộn cúc tần với rễ cây bưởi bung, rễ trinh nữ mỗi vị 20 gram và cam thảo dây, đinh lăng mỗi vị 10 gram. Sắc thuốc và uống liên tục trong 5 – 7 ngày, giúp chữa thấp khớp và giảm đau nhức xương.

+ Chữa viêm khí quản: Sơ chế nguyên liệu: 20 gram cúc tần già, rửa sạch và băm nhỏ. Gạo 2 nắm vo sạch, 3 gram gừng đã được thái nhỏ cùng với 50 gram thịt lợn nạc đã băm nhuyễn. Cách nấu: Đem tất cả các nguyên liệu nêu trên nấu cháo cho chín nhừ. Cháo chín, người bệnh nên ăn nóng vào lúc đói. Mỗi ngày ăn 3 lần và ăn liên tục 3 ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

+ Điều trị hen suyễn: Sử dụng 1 bó rau cúc tần cùng với 1 bó rau muống đem dựng vào chỗ mát. Tiếp đó, nhặt lấy phần ngọn, cả lá non và già đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng. Cuối cùng, giã nát và lọc lấy nước cốt. Uống nước này liên tục trong vòng 100 ngày, giúp cải thiện triệu chứng hen suyễn.

+ Giảm căng thẳng bằng cúc tần: Sử dụng 50 gram cúc tần với 50 gram hoa cúc trắng, 100 gram óc lợn và 100 gram đu đủ vừa chín tới hầm canh. Đầu tiên, người bệnh cho cúc tần, đu đủ và hoa cúc trắng đun sôi với 1 lít nước sôi. Tiếp đó, cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ. Ăn nóng trước bữa cơm chính. Mỗi ngày nên ăn 2 lần. Áp dụng liên tục trong 1 tuần, căng thẳng sẽ biến mất.

+ Chữa bệnh trĩ: Chuẩn bị lá cúc tần, lá ngải cứu, lá sung và lá lốt, mỗi thứ một nắm cùng với một vài lát nghệ. Nấu nước rồi dùng nước xông hậu môn khoảng 15 phút. Sau khi nước còn ấm, bệnh nhân có thể ngâm trực tiếp 10 – 15 phút rồi lau khô lại bằng khăn mềm. Trong trường hợp trĩ nhẹ, kiên trì thực hiện bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi tuần và sau 2 tháng, bệnh có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể.

+ Điều trị chứng bí tiểu: Sử dụng 40 gram lá cúc tần khô hoặc 100 gram tươi đun sôi với nước và uống hàng ngày.

+ Điều trị bệnh gai cột sống: Dùng 1 nắm lá cúc tần tươi, rửa sạch và giã nát. Sau đó, trộn chung với 1 ít muối và 1/4 lon bia rồi uống. Sử dụng bài thuốc này trong vòng 1 tuần, giúp giảm đau do gai cột sống gây ra.

+ Hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa: Sau mỗi bữa ăn, người bệnh hái một nắm lá cúc tần tươi, rửa sạch và ăn sống.

Cúc tần có tác dụng chữa bệnh nhưng các bài thuốc điều trị từ loại cây này đến nay vẫn chưa được khoa học kiểm chứng rõ ràng. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa nhận được sự đồng ý từ bác sĩ có chuyên môn.

Một số món ăn ngon chế biến từ cây cúc tần

Cúc tần kho cá: Cúc tần có mùi thơm và tính đắng vì thế sẽ khử đi được mùi tanh của cá. Khi kho cá biển hoặc cá đồng, chúng ta sắp xếp 1 hàng lá cúc tần xuống dưới, tiếp theo là 1 lượt cá, xen kẽ với gừng, riềng, trên cùng là 1 hàng lá cúc tần nữa, nêm thêm gia vị, dầu ăn, nước hàng. Cá kho với cúc tần cho màu cánh gián, vị cay nhưng rất dịu, thơm của cúc tần và gừng riềng cho chúng ta 1 cảm giác lạ mà rất ngon, dùng để ăn với cơm.

Dồi chó/lợn nhồi cúc tần: Món ăn này rất phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng. Khi chế biến dồi chó, ta có thể thêm vào nhân 1 ít lá cúc tần non, rửa sạch, thái nhỏ. Dồi chó được thêm lá cúc tần sẽ thơm ngon đặc biệt, kích thích sự ngon miệng. Sự hòa quyện của lá cúc tần với rau mơ tạo nên hương vị vô cùng riêng biệt, độc đáo

Biên tập: Lan Hương

Tham khảo thuocdantoc.org