Nguồn ảnh: secretchina.com

Khám Phá

Các vị vua thời xưa hóa giải các thảm họa như thế nào?

By Đăng Dũng

May 22, 2021

Thời xưa, mỗi khi thiên tai hạn hán xảy ra, các vị vua với vai trò là người đứng đầu đất nước đã thực hiện các chính sách cứu tế, giải oan cho dân, mặt lại sai các đại thần có đức hạnh hoặc có khi trực tiếp vị vua ấy làm lễ cầu khấn, mong trời rủ lòng thương mà ban mưa xuống cứu hạn, giải cơn khát, cứu đất đai đồng ruộng, mùa màng cho dân…

Gần đây, tình trạng thiếu nước của Đài Loan đã khá trầm trọng, nhiều các quan chức của Đài Loan đến các Đền Thờ, Chùa chiền để cầu mưa.

1. Sự hy sinh vì dân của Đường Thương

Câu chuyện kể rằng một trận hạn hán xảy ra ngay sau khi vua Đường của nhà Thương lên nắm quyền, và nó kéo dài trong bảy năm. Hạn hán liên tục khiến sông ngòi khô cạn, cây cối chết khô, mùa màng không có thu hoạch, xác người đói khắp nơi.

Thương dân chúng phải chịu cảnh thê lương. Đường Thương đã lập đàn tế ở ngoại thành và hàng ngày sai người tổ chức lễ tế Thần để cầu mong Ông Trời có thể cho mưa xuống.

Sau khi cúng tế gia súc, cừu, lợn, chó và các vật nuôi khác, pháp sư tuân theo mệnh lệnh của Thương Đường đã thắp hương cầu trời và xin nhận lỗi: “Vì luật pháp không thấu hiểu lòng dân mà dân chúng phải chịu đựng đau khổ, oan ức? Có phải vì quan tham nhận hối lộ và tham ô? Có phải vì bọn lưu manh, thổ phỉ phổ biến? Có đàn bà can thiệp vào chính trị? Cung điện sửa sang nguy nga quá sao? Tất cả những điều này con xin nhận tội hết chỉ mong răng Thật Phật cho mưa xuống để dân chúng và muôn loài có thể sinh sống hạnh phúc, nhưng lời cầu nguyện không thành được báo đáp, Trời vẫn không ban mưa.

Khi hạn hán kéo dài đến năm thứ bảy, Đường Thương chọn một ngọn núi tươi tốt để lập đàn tế, đích thân Đường Thương dẫn các quan đại thần khác đến cúng bái cầu mưa. Tuy nhiên, trời không mưa sau khi tế lễ, vì vậy Đường Thương đã ra lệnh cho Pháp sư xem xét.

Kết quả của việc xem xét là: ngoài việc sử dụng gia súc và cừu làm vật hiến tế, con người cũng phải được dùng làm vật tế thần. Đường Thương vì vậy quyết định dâng mình cho Thiên Đế.

Đường Thương sai người dựng một đống củi, rồi cắt tóc, cắt móng tay, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rằng: “Ta có tội, không lo được cho dân, muôn dân vô tội, ta là người không có tài năng, không làm được gì cho dân chúng”.

Cầu nguyện xong, Vua Đường Thương ngồi lên đống củi. Khi đám củi chuẩn bị bị nhóm lửa, thì đột nhiên mây đen gió to hòa vào nhau ùn ùn kéo đến, phút chốc mưa to ập xuống. Mọi người tin rằng chính niềm tin vào Thần Phật và sự hy sinh vì dân của Đường Thương đã khiến Thiên Đế cảm động, Thiên Đế đã cho mưa xuống, vì vậy mà người dân lại có mùa màng bội thu, không lo nước dùng.

2. Vua Minh Mạng cầu mưa

Vào năm Nhâm Ngọ (1822), nhân việc tại Quảng Trị có nạn sâu cắn lúa nhưng các quan địa phương không báo về triều đình, vua đã ban lệnh khiển trách, sau đó Ngài giáng chỉ cho bộ Khâm Thiên giám là cơ quan theo dõi thiên văn, thời tiết rằng: “Từ nay mỗi địa phương trên cuốn Phong vũ nhật ký như có nhưng thiên tai mưa to, gió bão, nạn lụt, thời phải tóm tắt những việc lớn tâu lên cho trẫm biết”.

Minh Mạng cho rằng là vua thì phải chăm lo trị đạo, sửa đức yêu dân, thuận theo mệnh trời, còn nếu không trời sẽ giáng họa, mà những điềm tai dị, gở lạ, bất thường như trùng sâu phá hoại mùa màng, mưa đá, hạn hán, lụt bão là sự cảnh báo của trời cho biết mà răn sợ, hối lỗi.

Có một năm, nghe tin báo rằng tỉnh Nghệ An lâu ngày cũng không có mưa, Minh Mạng lệnh cho các quan chức địa phương phải tận tâm, lòng thành làm lễ cầu mưa. Vua lại bảo các quan rằng: “Từ khi vào mùa thu đến nay, không mưa kéo dài mấy tuần, trẫm thường đêm ngày tu tỉnh để cầu trời ứng. Trước đây trẫm xem danh sách những kẻ can phạm do các địa phương trình lên, thấy có hơn 900 người. Tuy là kẻ ngu dân không biết nên dễ phạm pháp vào điều cấm, nhưng há không có một vài kẻ mắc oan, làm phương hại đến hòa khí hay sao? Vậy các quan hữu tư phải xét rõ lẽ, nếu là oan uổng thì phải tha, không được giam cầm ở trong ngục”.

Sau đấy trong kinh thành có mưa, một số địa phương cũng báo về triều là có mưa. Nhà vua mừng lắm mới bảo các quan ở phủ Thừa Thiên rằng: “Ngày xưa một người đàn bà nước Tề chịu oan mà ba năm Trời chẳng có mưa. Một người đàn bà nhỏ mọn mà còn cảm động được trời đất; nay khí dịch lưu hành há chẳng phải là do chính mình thiếu sót hay sao? Người dân đâu có tội gì? Trẫm không thể trốn tránh được trách nhiệm.

Năm 1826 trời lâu rồi không có mưa, Vua minh Mạng lại cho lập đàn cầu mưa ở điện Trung Hòa, Vua ăn chay và làm lễ tạ tội với Trời đất, lập tức ngày hôm sau trời đổ mưa lớn.

Sau đó Minh Mạng lại làm thơ và kỷ văn thuật rõ ý kính trời thương dân, cho khắc vào đá rồi dựng ở miếu thờ.

Theo sách sử triều Nguyễn, bài thơ đó có tiêu đề là “Vị nông ngâm” (Ngâm vịnh nhà nông) làm bằng chữ Hán theo thể thơ Đường luật, thất ngôn bát cú:

“Tiền tiêu hàm hỷ tế thời lâm,

Kế thử liên liên tế tế châm.

Lẫm liệt đông trung chi thuận hậu,

Tuấn tuần điền thượng khủng hàn xâm

Y ôn niệm chức tồn dư ý,

Thực bảo tư nông động ngã tâm.

Giá sắc gian nan tòng cổ trọng,

Vô thời bất dĩ cử vi ngâm.

Nghĩa là:

Đêm qua mừng trận mưa rào,

Từng cơn rả rích rót vào canh thâu.

Rét đông mưa giúp hoa màu,

Sợ ai ì oạp ruộng sâu lạnh lùng.

Ấm người, thợ dệt góp công,

No lòng, ta nhớ nhà nông muôn phần.

Bao giờ tôn trọng nông dân,

Ngâm nga ta đã mấy lần vì ai”.

Không còn phải nghĩ nhiều nữa, kết quả của lời cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa của các vị hoàng đế được đáp ứng hay không cũng là phụ thuộc vào sư cai trị nhân từ hay không của các vị hoàng đế, liệu ngài có tuân theo Thiên Ý hay không? và liệu ngài có thể nhận thức và sửa chữa những sai lầm hay không.

Nghe chuyện xưa mà ngẫm đến chuyện nay: Khi dịch bệnh xuất hiện; khi chiến tranh, hạn hán xảy ra nhiều nơi thì liệu những điều này có phải là một lời cảnh tỉnh cho những người cai trị, những quan chức đương quyền hay không?

Thiên Hà biên tập

Nguồn:vnmh.com secretchina,