Con người thường không nghĩ đến việc thay đổi bản thân mình, nhưng nghịch lý thay, là con người luôn muốn có sự thay đổi của người khác, môi trường sống xung quanh. Chúng ta đều biết rằng mỗi một con người là mỗi một tế bào của xã hội, muốn cho xã hội thay đổi, thì tự bản thân của mỗi người phải thay đổi, thì mới góp phần làm thay đổi xã hội.
Đức Phật đã nói với chúng ta trong kinh điển rằng cuộc sống giống như một dòng nước vô tận, chảy từ quá khứ đến hiện tại, và từ hiện tại đến tương lai, không thể dừng lại. Quan điểm của Phật giáo nêu rõ nguyên nhân chính của cuộc đời là ý nghĩ trong lòng chúng ta.
Giống như một dòng chảy, nó thay đổi liên tục, và con người tồn tại bởi cac yếu tố quan trọng sau:
Loại thứ nhất là nghiệp: đó là nghiệp thiện và ác của thân, miệng, ý mà chúng ta đã tạo trong quá khứ, sẽ chi phối hướng đi của dòng đời. Nhưng ảnh hưởng của loại nghiệp này chỉ là ảnh hưởng bề ngoài, không phải là yếu tố chính.
Yếu tố thứ hai, yếu tố chính, đến từ suy nghĩ bên trong của chúng ta là những suy nghĩ về thiện và ác.
Khái niệm nhân duyên trong Phật giáo Đại thừa nhấn mạnh: Bản chất của Phật pháp cần được quan sát, và mọi thứ đều do duy tâm tạo ra. Sở dĩ chúng ta giàu có trong đời này là do trong quá khứ có tư tưởng bố thí; sở dĩ chúng ta nghèo ở đời này là do trong quá khứ có tư tưởng chiếm hữu và tham lam; sở dĩ chúng ta trang nghiêm trong đời này là vì tư tưởng nhẫn nhục trong quá khứ.
Do đó, suy nghĩ của chúng ta ảnh hưởng sâu sắc đến hướng đi của cuộc đời. Là một người bình thường, một trong những đặc điểm của dòng đời của anh ta là nó có một loại dòng chảy và một loại sức mạnh thói quen, nếu chúng ta chưa học Phật pháp thì cuộc sống của chúng ta không thể thay đổi được.
Trong kinh sách có đề cập đến việc nhiều người thích có những suy nghĩ trong kiếp trước, và những suy nghĩ của họ vẫn hành xử như thế trong kiếp này. Kiếp trước bạn có thói quen tham lam, nhưng kiếp này vẫn còn tham lam; kiếp trước thích cho đi, và kiếp này vẫn thích cho tặng người khác những gì mình có … đó chính là nguồn gốc của sinh mệnh, cũng là một loại dòng chảy không ngừng. Cho đến một ngày gặp được Phật pháp, cuộc đời của bạn có thể thật sự sẽ thay đổi!
Chúng ta có thể mở rộng những quan sát từ ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai hay những quan sát trong quá khứ, hiện tại và tương lai; bởi vì hôm nay đến từ hôm qua, và ngày mai đến từ hôm nay; do đó, khi gặp được Phật Pháp, chúng ta sẽ có những suy nghĩ logic tự giác ngộ tốt hơn.
Khi chúng ta tự suy xét, hiểu chân lý cuộc sống, biết rằng cuộc sống là do chính mình suy nghĩ tạo nên, vì vậy cách duy nhất để thay đổi cuộc đời chính là thay đổi suy nghĩ của chính mình!
Khi chúng ta hiểu đạo lý, những suy nghĩ mà chúng ta thường cho là lưu loát bắt đầu thay đổi và phát triển một loại ý thức. Chúng ta nhận ra một số điều chúng ta thích làm và một số điều chúng ta nên làm nó tốt hơn… và tạo thành thói quen suy nghĩ mọi việc trước khi làm, đó chính là một loại trí tuệ.
Nếu cuộc sống của bạn đi từ những gì tôi thích làm đến những gì tôi nên làm, cuộc sống của bạn sẽ bắt đầu cải thiện. Vì vậy, chúng ta phải củng cố trí tuệ của mình, và chúng ta phải tự nhủ mình nên làm gì? Ví dụ chúng ta chưa tin vào có Phật nhưng giờ chúng ta nhận ra khi nghĩ đến sự từ bi của đức Phật thì tâm mình thanh thản và chúng ta bỗng nhiên muốn tôn thờ Đức Phật để mang lại cho mình sự bình an.
Thay đổi không phải là đi ngược lại với những thói quen trong quá khứ, mà là để mình cần làm gì tốt hơn trong tương lai, sự sinh ra và hình thành của vạn vật luôn có nhân quả của nó, tất cả thành bại đều có nhân duyên. Sự xuất hiện của cuộc đời thường được người đời xem như một sự tình cờ, nhưng thực tế bạn sống hạnh phúc hay khổ cực đều có một phần là may rủi của bạn tốt hay xấu.
Thông thường để giải thích hiện tượng sự sống, người ta tin rằng có một đấng Tối cao, chẳng hạn như Thượng đế luôn quan sát chúng ta ở khắp mọi nơi, nói cách khác, chúng ta không có cách nào để quyết định vận mệnh của chính mình, chính là Chúa quyết định. Rất nhiều người đã phát hiện ra chân lý này và họ luôn tôn trọng đức tin của mình, điều này khá phổ biến.
Để vượt qua những rào cản thay đổi bản thân, mỗi con người của chúng ta phải luôn nhìn cho được các khía cạnh tích cực của sự thay đổi, để vượt lên chính mình, nghĩ thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến sự thay đổi thế giới.
Đôi lúc bạn cũng đừng vì bản thân mình từng thất bại, từng có một cảnh quá khứ nào đó mà tự ti về bản thân, tự ti về chính mình. Cổ nhân có câu: “Nhân vô thập toàn”, “Ngọc còn có tỳ vết”, là con người đâu ai có thể hoàn hảo được, ngay cả ngọc kia còn có lỗi huống chi con người chúng ta.
Vậy nên, không phải những khó khăn ngoại cảnh đang ngăn cản bước tiến của chúng ta, mà lại là những khúc mắc trong chính nội tâm của mình. Đôi lúc con người thường hay bị thói đời hý lộng: Càng sợ thất bại thì thất bại sẽ đến, càng sợ chịu khổ thì trắc trở đến mau, bạn sợ điều gì thì y rằng nó sẽ tìm bạn.
Con người sống trên đời là thân bất do kỷ, không phải chuyện gì ta cũng có thể quyết. Dù cho con người không thể chiến thắng những an bài của số mệnh, nhưng ta lại có thể chiến thắng chính mình.
Nguồn: Dusheng
Hằng Tâm biên dịch