Nguồn ảnh: Sound Of Hope

Văn Hóa

“Cái răng cái tóc là góc con người”, học cách người xưa chăm sóc răng miệng ngay cả khi không có kem đánh răng

By Lan Hòa

August 07, 2021

Người xưa không đánh răng? Thực tế, “kem đánh răng” cổ đại thậm chí còn có công dụng mạnh mẽ hơn bây giờ rất nhiều.

Người cổ đại làm cách nào để ngăn ngừa bệnh răng miệng và sâu răng? Họ đánh răng thế nào, liệu họ có kem đánh răng và bàn chải đánh răng không?  Đây là câu hỏi mà biết bao nhiêu người hiện đại ngày nay tò mò.

Trong “Nhĩ Nhã. Thích cổ” có viết: “Răng, cũng là thọ”.  Trong “Lễ ký” có ghi: “Người càng lớn tuổi thì răng cũng sẽ già đi. Nên dùng răng để xác định số tuổi của mỗi người. Vậy nên, con người được định tuổi theo năm của răng”.

Có câu tục ngữ” “Cái răng, cái tóc là góc con người”, người cổ đại hết sức xem trọng sức khỏe răng miệng, họ cho nó là gốc rễ sinh mệnh của mỗi con người. Người xưa tin rằng, nếu một người có một bộ răng tốt đồng nghĩa với việc sở hữu sinh lực dồi dào, sức khỏe trường thọ.

Ngày nay, con người cũng đã rất coi trọng việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, có rất nhiều loại bàn chản và kem đánh răng ra đời nhằm mục đích bảo vệ răng miệng, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc, tình trạng răng miệng được cải thiện hơn. Kì thực, hiệu quả chữa trị bệnh của Trung Y cổ đại vượt xa khỏi Tây Y hiện tại.

Người xưa sử dụng nước súc miệng và châm cứu để ngăn ngừa sâu răng

Người Trung Hoa từ xưa cũng xem trọng việc chăm sóc bảo vệ răng miệng. Từ hàng ngàn năm trước, khi nhận thức được vấn đề sâu răng, họ cũng đã tìm hiểu nhiều phương pháp trị liệu khác nhau.

Tư Mã Thiên trong “Sử ký – Biển thước Thương Công liệt truyện” cũng đã ghi chép lại một ca bệnh án về răng miệng: “Đại phu Tề Trung bị bệnh về răng miệng, ho liền ba ngày, cho uống thuốc sắc từ cây hoàng cầm, chữa 5, 6 ngày, bệnh mới thuyên giảm. Có thể hít thở, mở được miệng, không còn ho nữa.

Khi đó Thương Công, cũng chính là đại phu nổi tiếng Thuần Vu Ý, dùng phương pháp súc miệng và châm cứu đã chữa khỏi bệnh sâu răng cho Tề Trung đại phu. Ông cho rằng sâu răng là bệnh trúng phong tà, bởi vì sau khi ăn xong không súc miệng”.

Người xưa xúc miệng đa phần sử dụng nước muối, nước trà, rượu và thuốc. “Súc miệng” là phương pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả nhất. Theo “Lý thuyết về bệnh tật và các nguồn khác nhau” của Sào Nguyên Phương viết: “Nếu bạn ăn uống, phải thường xuyên súc miệng. Nếu không sẽ khiến răng bị sâu “.

Lương Y Tôn Tư Mạc đời Đường trong “Bị cấp thiên kim dược phương” có ghi lại: “Mỗi sáng sớm, lấy một chút muối bỏ trong miệng, rồi ngậm bằng nước ấm, chải răng và súc miệng nhiều lần, lặp đi lặp lại, chỉ cần năm ngày, miệng sẽ sạch sẽ”.

Trong cuốn “Bách khoa toàn thư cổ đại và hiện đại” do Từ Xuân Phủ triều Minh biên soạn, có viết: “Cả một ngày ăn uống, khiến cho răng miệng bị tích tụ đồ ăn. Sau khi súc miệng, chất bẩn không còn bám tụ trong kẽ răng nữa, răng sẽ không bị hư. Mỗi ngày sau khi ăn đều làm như vậy, thì răng miệng tới già cũng không hư hại”.

Người xưa đánh răng như thế nào?

Chải răng sạch sẽ cũng là một phương pháp để bảo vệ răng. Vào thời Đường, mọi người thường dùng cành liễu để đánh răng. Họ lấy một cành liễu cắn phẳng, tạo thành hình bàn chải, súc miệng với nước, cọ sát trong ngoài, cũng có thể kết hợp với bột răng để chà sát.

Bột răng trong thời cổ đại, vừa có thể làm sạch răng, vừa có thể chữa sâu răng.

Vào thời cổ đại, bột răng có vai trò kép trong việc làm sạch răng và chữa sâu răng. Chẳng hạn trong “Phổ Tế Phương” có ghi chép về một loại kem đánh răng thời đó. Trong bài thuốc có dùng gừng, thăng ma, địa hoàng, cỏ mực, hòe giác, tế tân, lá sen, muối xanh, chín vị thuốc bắc, kết hợp lại để làm bột đánh răng, có hương thơm mát, giúp thanh nhiệt, ngăn ngừa sâu răng, còn có hiệu quả làm đen tóc.

Trong “Ẩm thiện chính yếu” của Hốt Tư Huệ thời nhà Nguyên đã đề cập đến: “Sáng sớm dùng muối để đánh răng sẽ không bị bệnh về răng miệng”.

Trong “Đường Dao kinh nghiệm phương” có ghi chép lại về một loại bột đánh răng như sau: “Một cân muối, nửa cân cành hòe. Bốn bát nước, sắc thành hai bát, nấu muối đến khi bay hơi, nghiền nhỏ, dùng chải răng hàng ngày”.

Kem đánh răng thời cổ đại cũng là “thuốc đánh răng”

“Thái Bình Thánh Huệ Phương” do Vương Hoài Ẩn của Học viện Y học biên tập đã đã tiến thêm một bước lớn, biến đổi bột đánh răng thành kem đánh răng: “Nửa cân nhánh hòe mài nhỏ, nửa cân cành liễu mài nhỏ, nửa cân cành dâu mài nhỏ. Chế vào một đấu nước, sắc còn lại ba phần, lọc cặn, lửa nhỏ đun thành cao, sau đó cho vào một chút muối, một ít xuyên khung, tế tân”.

Công cụ đánh răng thời cổ đại

Công cụ đánh răng thời cổ đại cũng thay đổi không ngừng, trước dùng ngón tay, rồi dùng cành liễu. Thời Tống xuất hiện bàn chải đánh răng, nhưng người Tống trong “Dưỡng sinh loại toản” có nói: “Sáng sớm không nên đánh răng, bàn chải đánh răng đều làm từ đuôi ngựa, rất dễ làm thổn thương răng miệng”. Bàn chải đánh răng thời đó đều làm bằng lông đuôi ngựa, rất cứng, vô tình có thể khiến răng miệng chảy máu.

 

Nguồn: Sound Of Hope

Lan Hòa biên tập