Tàu chiến của Trung Quốc hoành hành tại Biển đông

Tin Tức

Căng thẳng trên Biển Đông, Trung Quốc bành chướng dưới thới TT Biden

By Đăng Dũng

January 24, 2021

Chỉ sau vài ngày TT Biden lên lắm quyền, Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều các động thái khác nhau gây áp lực cho các Quốc gia.

1. Trung Quốc thông qua luật cho phép lực lượng hải cảnh bắn tàu nước ngoài

Theo hãng tin Reuters, động thái này có thể khiến các vùng biển tranh chấp quanh Trung Quốc trở nên “hỗn loạn hơn”.

Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền biển với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và các quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông. Trung Quốc nhiều lần điều tàu hải cảnh đến xua đuổi tàu cá của các quốc gia khác và một số lần đâm chìm tàu cá nước ngoài.

Ngày 22-1, truyền thông Trung Quốc đưa tin Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, ngày 22-1 thông qua Luật Hải cảnh .

Theo dự thảo được công bố trước đó, lực lượng hải cảnh Trung Quốc được phép sử dụng “mọi biện pháp cần thiết” để ngăn ngừa hoặc ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu nước ngoài. Luật nêu các trường hợp lực lượng này có thể sử dụng các loại vũ khí khác nhau gồm vũ khí cầm tay, vũ khí được phóng từ tàu hoặc từ trên không.

Luật cho phép thành viên lực lượng được phá công trình mà nước khác xây dựng trên các bãi đá ngầm và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền. Luật này cũng trao cho hải cảnh Trung Quốc quyền thiết lập tạm thời các vùng cấm di chuyển “khi cần” để ngăn tàu thuyền và người xâm nhập.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh ngày 22-1 nói luật này phù hợp với thông lệ quốc tế, bất chấp nhiều bên lo ngại. Điều đầu tiên trong Luật Hải cảnh giải thích đạo luật cần để “bảo vệ chủ quyền, an ninh và các quyền hàng hải của Trung Quốc”.

Luật Hải cảnh ra đời 7 năm sau khi Trung Quốc hợp nhất một số cơ quan thực thi pháp luật dân sự trên biển để lập Cục Hải cảnh. Cục Hải cảnh Trung Quốc chuyển về dưới quyền lực lượng Vũ cảnh trực thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc vào tháng 7-2018.

Tháng 11-2020, Việt Nam tuyên bố các quốc gia “cần đối xử công bằng, nhân đạo với ngư dân” khi bình luận về thông tin Trung Quốc ra dự thảo cho phép hải cảnh dùng vũ lực với tàu cá nước ngoài.

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Dương Hoài Nam khẳng định Việt Nam “có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, “luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982”.

2. Luật Hải cảnh của Trung Quốc: Khiêu khích, tạo nguy cơ xung đột

Nguy cơ xung đột vũ trang

Việc trao cho lực lượng hải cảnh quyền được sử dụng vũ lực trong nhiều trường hợp hơn đi kèm với mức độ bạo lực cao hơn chắc chắn sẽ tiềm ẩn rủi ro gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, thậm chí có thể dẫn tới xung đột vũ trang.

Đánh mất thêm lòng tin từ ASEAN

Quyết định thông qua Luật hải cảnh là sự tiếp nối các kế hoạch được thực hiện không ngừng nghỉ của Trung Quốc, nhằm từ từ cưỡng ép đối với Biển Đông, bất kể họ thiếu cơ sở pháp lý trong các tuyên bố chủ quyền, cũng như bất chấp các quyền lợi hợp pháp của các nước xung quanh.

Hải cảnh Trung Quốc là một tổ chức quân sự, không phải cơ quan dân sự, bất kể các chức năng dân sự của họ. Bởi vì lực lượng này đang hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương của Trung Quốc.

“Phép thử” ông Biden

Trước đây, khi tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên thệ nhậm chức, Trung Quốc từng vây tàu khảo sát của hải quân Mỹ và khiêu khích Mỹ. Đó là quyết định như “phép thử” khả năng ngoại giao của chính quyền mới.

Lần này, Trung Quốc đã hành động vào thời điểm chính quyền mới của Mỹ khởi đầu nhiệm kỳ. Tôi cho rằng có khả năng Trung Quốc “thử” ông Biden, và đây cũng nhiều khả năng là bước đi đầu tiên để làm điều đó.

Nhật Bản gửi công hàm phản bác: Trung Quốc không có quyền vẽ đường cơ sở ở Biển Đông

Công hàm của Nhật Bản được gửi tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, đề ngày 19-1-2021.

Đây là văn bản chính thức của phía Nhật Bản nhằm phản đối công hàm CML/63/2020 mà Trung Quốc trình Liên Hiệp Quốc hồi tháng 9-2020.

Đây được xem là cách Nhật Bản thể hiện lập trường mới nhất, “đè” lên việc Trung Quốc dùng công hàm CML/63/2020 để phản đối các công hàm trước đó của Anh, Pháp, và Đức.

Cụ thể, vào ngày 16-9-2020, Bộ Ngoại giao Anh, Pháp và Đức gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản bác lại 7 công hàm của Trung Quốc.

Công hàm chung của ba nước châu Âu này nhấn mạnh các yêu sách đường cơ sở thẳng, ‘quyền lịch sử’ Trung Quốc đưa ra là vô lý nếu căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Tới ngày 18-9, tức hai ngày sau, Trung Quốc gửi một công hàm mới CML/63/2020 đáp trả công hàm chung của Anh, Pháp, và Đức nêu trên.

Tất cả các công hàm được nhiều bên gửi Liên Hiệp Quốc đều có giá trị thể hiện lập trường, tuyên bố của họ về vấn đề liên quan, trong trường hợp này là Biển Đông. Đây là một thủ tục nhằm để lại “dấu pháp lý” cho việc giải quyết tranh chấp cũng như lưu dấu quan điểm sau này.

Như vậy, Nhật Bản là nước mới nhất ra công hàm gửi Liên Hiệp Quốc về vấn đề Biển Đông.

Trong công hàm, Nhật Bản ghi rõ như sau: “Nhật Bản, dưới tư cách một thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), bác bỏ lập trường của Trung Quốc cho rằng “việc vẽ đường cơ sở phân chia lãnh hải do Trung Quốc thực hiện trên các đảo và đá ở Biển Đông là phù hợp với UNCLOS và luật pháp quốc tế nói chung”.

UNCLOS đã thiết lập những điều kiện để áp dụng đường cơ sở một cách cụ thể và đầy đủ, trong khi Trung Quốc đã không thể viện dẫn các điều khoản liên quan của UNCLOS để khẳng định tính hợp pháp của các đường cơ sở này. Không có chuyện một quốc gia thành viên biện minh cho việc áp dụng những đường cơ sở mà không đáp ứng các điều kiện theo quy định của UNCLOS”.

Trong đoạn tiếp theo, Nhật Bản nhắc lại việc Trung Quốc đề cập tới tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông trong công hàm CML63/2020.

Phía Nhật khẳng định “Tự do hàng hải và hàng không phải được đảm bảo trên biển và trên không xung quanh và trên các thực thể biển được xác định là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation), mà bản thân chúng không có lãnh hải và không phận, như những gì đã được tuyên bố trong phán quyết về Biển Đông ngày 12-7-2016, một phán quyết vốn dĩ là phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc đối với tất cả các bên tranh chấp.

Tuy nhiên, theo công hàm của Nhật, Trung Quốc đã “không công nhận phán quyết, và đã khẳng định họ có ‘chủ quyền’ trên biển và trên không xung quanh và phía trên những thực thể được xác định là bãi cạn lúc chìm lúc nổi này”.

Phía Nhật Bản cũng nêu thực tế rằng “Trung Quốc cũng phản đối máy bay Nhật Bản tại khu vực xung quanh đá Vành Khăn, đồng thời cố gắng hạn chế tự do trên không ở Biển Đông”.