Nguồn: Internet

Cảm Ngộ Nhân Sinh

Cảnh giới cao của tu thân dưỡng tính chính là luôn bảo trì một trạng thái bình thản, tường hòa

By Lan Hòa

June 12, 2021

Người xưa có câu: “Cảnh tùy tâm chuyển”, tâm tri phối vạn vật, bởi nguồn gốc của mọi sự biến hóa đều bắt nguồn từ tâm con người. Kỳ thực, mọi sự biến hóa của vạn sự tại thế gian đều thuận theo tâm tính mà thay đổi. Khi tâm tĩnh lặng thì mọi sự sẽ sáng tỏ, thông suốt, tâm không tĩnh thì sẽ thấy mọi thứ phức tạp, rối ren.

Cũng có câu nói: “Nước càng sâu thì chảy càng chậm” là có ý nói, nước sâu đều chảy phi thường thong thả. Trên mặt nước cho dù gió thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn nhưng những dòng nước ở bên dưới sâu vẫn luôn duy trì tốc độ chảy chậm rãi, thong dong. Làm người cũng như thế, khi gặp phải chuyện không vui, những khó thì thì đều nên nên bảo trì một tâm thái bình tĩnh và tường hòa.

Vương Dương Minh từng có một câu thơ như sau: “Nhân nhân tự hữu định bàn châm, vạn hóa căn nguyên tổng tại tâm/ Khước tiếu tòng tiền điên đảo kiến, chi chi diệp diệp ngoại đầu tầm”.

Ông cho rằng tâm là nơi phát ra những tinh hoa của con người. Vì thế mọi phiền não, buồn khổ trong cuộc đời đều do tâm sinh.

Vô sự thì tâm mới có thể định lại được

Sự khác biệt giữa người thường và thánh nhân, chính là công phu giữ tâm ổn định trong cuộc sống hàng ngày.

Người có công phu không cao, dù cho lúc rảnh rỗi, cũng khó có thể định lại cái tâm của mình. Lúc có thời gian nghĩ tới một chút việc nhỏ, đã khiến cảm thấy cảm thấy u sầu, phiền não và tức giận. Khi đó, đủ thứ loại tạp niệm sẽ khiến bản thân không thể ung dung, tĩnh tại được.

Người có công phu cao, có thể sẽ giỏi trong việc loại bỏ các tín tức hỗn tạp bên ngoài, từ đầu đến cuối có thể bảo trì được sự điềm tĩnh của nội tâm,. Khi đối mặt với khó khăn hay thử thách, có thể đứng dưới góc độ khách quan mà tìm ra điểm có lợi, không chút hoang mang mà có thể giữ được tâm thái sáng suốt để phân tích và giải quyết.

Thành tựu cả đời của Vương Dương Minh, hơn nửa là từ sự hàm dưỡng, còn non nửa là từ học vấn mà ra. Mà công phu của hàm dưỡng, tu dưỡng chủ yếu đến từ việc luôn giữ một tâm thái bình an, an nhiên và tự tại.

Ví nội tâm của chúng ta cũng như sóng biển, nếu như sóng biển lăn tăn, sóng vỗ dập dờn thì ta không thể nhìn thấy đáy nước, chỉ khi gió yên sóng lặng, ta mới có thể nhìn thấy đáy biển trong xanh. Chỉ khi nội tâm chúng ta luôn tĩnh lặng, bình hòa, ta mới tìm lại được bản ngã đích thực của bản thân.

Vương Dương Minh chính là dạy chúng ta cách làm sao để gột sạch những vẩn đục, rối ren trong tâm. “Tâm học” của Vương Dương Minh tới một mức độ nào đó cùng với thuyết “Thuận theo tự nhiên” của Đạo gia. Điều Vương Dương Minh tâm đắc là ‘Lấy lui làm tiến và “Đại Đạo chí giản” làm gốc.

Thánh Nhân mong muốn đạt được đến cảnh giới “Đại Đạo chí giản”. Nhiều người sống cả đời cũng chỉ mong như thế. Tại sao phải theo đuổi những cái náo nhiệt, khiến cho tinh thần và thể xác phải chịu “gánh nặng” mệt mỏi này?

Bởi vì tâm người ta khuyết một loại thái độ sống đơn giản. Đừng để mình phải chịu bủa vây bởi tài phú, địa vị, chi bằng hãy thử dùng tâm thái đơn giản để tìm đến một cuộc sống đơn giản hơn.

Người ta chỉ khi rảnh rỗi, mới có thể lưu tâm quan sát thế giới nội tâm bản thân. Ngồi một mình trong thiền phòng, pha một bình trà, nhắm mắt lại, bất tri bất giác tâm trở nên bình thản.

Hữu sự tu tâm có thể tĩnh

Cuộc sống nơi thế gian luôn đầy rẫy những điều bất trắc và bất ngờ, tâm trạng của mọi người cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.

Một lần, có vị học trò thỉnh giáo Vương Dương Minh: “Thưa thầy, khi con yên tĩnh tu tâm, cảm thấy suy nghĩ trong tâm vẫn ổn. Tuy nhiên khi có chuyện xảy ra, tâm thay đổi rất khác. Con nên làm như thế nào?”

Vương Dương Minh trả lời: “Con người có thể cọ sát khi có việc xảy đến, mới có thể đứng được vững, mới có thể tĩnh và định, động cũng có thể định”.

Không ai sinh đã hiểu được tĩnh tâm. Cần trải qua ma luyện trong những sự việc nơi cõi hồng trần, căn cơ mới có thể càng ổn định, vững chắc. Khi xảy ra việc tâm mới làm được “hữu sự tâm có thể định, vô sự tâm có thể tĩnh”. 

Học cách an tâm, bình thản bất động, tĩnh lặng như nước. Dù hoàn cảnh xung quanh ra sao, đều nên học cách tĩnh tâm, bình thản đối diện.

Gặp việc không vừa ý có thể lấy nhẫn mà đối đãi nhìn nhận. Gặp việc vui vẻ thoải mái thì coi nhẹ. Gặp việc vinh quang thì bình thản, gặp chuyện buồn bực thì bình tĩnh, ổn định.

Có một câu chuyện vui kể rằng:

Tại thị trấn nọ khi trời đổ mưa to. Mọi người đều đang vội vàng chạy về phía trước. Duy chỉ có một người vẫn thần thái ung dung đi bộ trong mưa. Những người chạy qua lấy làm khó hiểu hỏi anh: “Mưa to rồi, sao anh không chạy nhanh đi?”

Người đàn ông chậm rãi trả lời: “Có việc gì mà vội, chạy về phía trước, trời cũng chẳng đang mưa sao?”.

Khi mọi người đang chạy trốn trong cơn mưa. Nếu không ngại bạn cũng có thể thử hành động như người độc hành trong câu chuyện trên.

Đúng như Vương Dương Minh nói rằng nếu loại bỏ những tạp niệm, không bị những tác động ngoại lai làm mệt mỏi, sẽ tìm thấy sự tự tại trong tâm. Học cách khi đối diện với bất cứ việc gì “vật đến thì ứng, đi thì không giữ”.

Bởi vậy, nếu mỗi người chúng ta có thể đều thông rõ được đạo lý: “Tâm tĩnh thì mọi sự hanh thông”, “tâm tính là nguồn gốc của mọi dưỡng sinh”, tâm có thể sinh ra hết thảy và cũng có thể điều chỉnh hết thảy, thì mỗi người sẽ đều có thể coi trọng tu dưỡng đạo đức, bồi dưỡng nội tâm trong sáng, lương thiện, như vậy cuộc đời của chúng ta tự nhiên sẽ có nhiều vận may xảy đến.

 

Nguồn: Secretchina

Chân Nhiên