Con người có kiếp trước, không chỉ trong một đời một kiếp mà kết thúc, những việc tốt và xấu đã từng làm trong đời này không thể chết là hết, sẽ có những biểu hiện báo ứng.
Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng lục đạo luân hồi, đời này của con người kết thúc rồi, sẽ có thể chuyển sinh thành người, động vật, thực vật, v.v. Căn cứ để chuyển sinh chính là sự lựa chọn thiện và ác của con người tại thế gian.
Câu chuyện luân hồi: Ông cậu chuyển sinh thành trâu vẫn đi đòi nợ
Hai năm trước trong một lần về quê, tôi có nghe người nhà kể về một câu chuyện có thực, thấy làm rất lạ kỳ, hôm nay tôi bèn đem câu chuyện này kể ra cho mọi người cùng biết.
Chuyện là vào những năm 50 của thế kỷ trước, có một gia đình trong làng nuôi một con trâu cái đang trong lúc sinh đẻ. Gần tới ngày trâu sinh nở, thì một hôm trong lúc người chủ làm việc trong vườn nhà, khi vừa ngẩng đầu lên thì thấy ông cậu của mình bước vào chuồng trâu, ông thấy rất kỳ lạ bèn ngừng công việc đang làm lại và vào chuồng trâu xem thế nào. Vừa hay lúc đó đúng lúc trâu mẹ sinh ra được một chú trâu con. Ông nghĩ bụng: thật là trùng hợp.
Một lúc sau, có người chạy đến báo tin rằng ông cậu trong họ vừa mới qua đời. Lúc này người chủ mới nghĩ bụng rằng: con trâu này chắc chắn là ông cậu của mình chuyển sinh thành. Vì vậy, người này hết mực chăm sóc cho nghé con, cho ăn uống cẩn thận, đi đâu cũng dắt theo. Nghé con từ từ lớn lên, nó cũng rất khỏe mạnh và hiền lành ôn thuận.
Một ngày kia, người chủ dắt theo trâu đi lên thị trấn có việc. Khi đó có một người thương lái bán đồ sành sứ đang đẩy một chiếc xe chở hàng đi tới, vừa đi vừa cất tiếng gọi chào mời khách mua. Kỳ lạ thay, khi vừa nhìn thấy người thương lái thì chú trâu con đột nhiên lồng lên kéo đứt dây buộc, rồi lao như điên về hướng chiếc xe chở hàng.
Nó dùng đầu húc mạnh vào thành xe, dùng chân đạp tung hàng hóa trên xe, trong chốc lát đã khiến những món đồ sành sứ bị vỡ nát tanh bành. Người thương lái lúc này không chịu được nữa, bèn định rút dây ra quất vào nghé con. Khi này người chủ nhân kia mới cản thương lái lại và nói xin đừng đánh nó, để tôi đền tiền cho ông, ông hãy tính xem hết bao nhiêu tiền.
Sau đó chủ nhân đem sự tình của con trâu kể cho người thương lái biết, nói rằng con trâu này chính là ông cậu của mình chuyển sinh thành, lại còn đem chuyện chính mắt mình nhìn thấy ông cậu bước vào chuồng trâu lúc trâu mẹ sinh ra trâu con, ngoài ra còn nói cho người thương lái biết ông cậu là người thuộc thôn nào, tên là gì.
Người thương lái lúc đầu tỏ vẻ không tin, nhưng sau khi trầm tư một lúc thì hỏi lại người chủ trâu rằng có phải ông cậu của anh là người thuộc thôn XX nào đó, tên là gì gì đó, dáng người to lớn và hơi mập một chút phải không? (chữ “XX” ở đây là dùng để chỉ một cách khái quát, không phải tên riêng).
Người chủ trâu nói: đúng vậy. Nghe thấy vậy người thương lái vô cùng kinh ngạc nói rằng: “Tôi vẫn còn nợ tiền ông ấy đấy!”. Sau đó vị thương lái nhìn lại số đồ sành sứ vừa bị con trâu đạp vỡ và tính toán một lúc thì thấy số tiền này đúng bằng số tiền mà ông ta còn nợ ông cậu kia.
Vị thương lái khi đó mới cảm thán nói rằng: “Chẳng nhẽ trên đời lại có chuyện thần kỳ như vậy sao! Thiếu nợ hoàn tiền, đúng là “thiên kinh địa nghĩa” rồi. Số tiền này anh không cần phải đền cho tôi nữa”. Sau đó vị thương lái quay sang chú trâu và nói rằng: “Ông anh à, chúng ta vậy là kết toán xong nhé!”.
Xem ra chuyện nhân quả báo ứng, luân hồi chuyển thế là chuyện hoàn toàn có thực.
Nguồn: chanhkien.org
Quang Minh biên tập