Kỳ Hiều Lam. Nguồn ảnh: tinhhoa

Khám Phá

Câu chuyện nhân quả của một tri huyện được ghi chép lại

By Đăng Dũng

August 01, 2021

Từ xưa đến nay câu chuyện về nhân quả được truyền miệng cũng nhiều, mà được ghi chép lại cũng không phải là ít. Tất cả các câu chuyện đều mang đến một thông điệp: Làm việc thiện thì được đắc phúc báo, làm điều ác thì bị Trời trừng phạt. Dưới đây cũng là một trong những câu chuyện như vậy.

Ở một gia đình nọ, chủ nhân của ngôi nhà là Trương Hiếu (một chức quan địa phương), gần đây do có biến cố bất ngờ trong gia đình, nên tâm trạng của ông trở nên bi thương đau buồn. Có một hôm, có một ông lão mang cốt cách Thần tiên, đi vào cổng phủ nhà họ Trương.

Trương Hiếu lúc đó đang sống trong trạng thái cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa, nhiều lúc sống như một kẻ điên, tinh thần lúc mê lúc tỉnh, khi nổi điên lên thì tinh thần bấn loạn, chỉ trời chỉ đất. Người nhà của ông đã mời rất nhiều danh y đến thăm khám, cũng cho ông uống rất nhiều thuốc rồi mà vẫn không thấy cải thiện.

Ông lão thần bí này bỗng nhiên đến và đi thẳng vào phòng của Trương Hiếu. Trong lúc Trương Hiếu đang cơn điên loạn, ông lão liền đến trước mặt Trương Hiếu, giơ tay lên vẫy một cái thì thoáng chốc Trương Hiếu đã tỉnh lại.

Ông lão nói: “Ngươi muốn sống điên điên khùng khùng như thế này suốt đời sao?”. Nói rồi ông lão bày lên bàn của Trương Hiếu 9 chiếc hộp kính và bảo rằng trong những chiếc hộp này có bảo bối có thể giải trừ phiền muộn. Có vẻ như ông lão này có một sức mạnh thần kỳ nào đó, có thể khiến cho Trương Hiếu ngoan ngoãn làm theo những lời ông nói.

Trương Hiếu thấp thỏm suy nghĩ: “Trong mấy cái hộp này rốt cuộc có chứa gì? Tại sao có thể giải trừ được muộn phiền của mình?”, rồi run rẩy đưa tay ra, chầm chậm đặt tay lên hộp. Trong chiếc hộp kính đã tiết lộ kiếp trước và kiếp này của Trương Hiếu.

1. Chiếc hộp thứ nhất – Kỷ Hiểu Lam

Trương Hiếu mở chiếc hộp kính thứ nhất, trong hộp xuất hiện một chiếc gương đồng tinh xảo đẹp đẽ, vừa để ý nhìn ngắm, trên gương hiện lên hình ảnh một thư sinh có khí chất phi phàm. Ông ngạc nhiên ngẩng lên nhìn ông lão.

Ông lão nói: “Người đó chính là tiền kiếp của ngươi – Kỷ Hiểu Lam”. Khi Trương Hiếu cúi xuống nhìn lại, thì trên gương như lồng đèn quay vậy, phút chốc đã chiếu lên hình ảnh đặc sắc về cả cuộc đời 81 năm của Kỷ Hiểu Lam.

Vào năm thứ 2 Ung Chính (năm 1724), thời Càn Long, Kỷ Hiểu Lam từng đảm nhận chức Ngự sử suốt 2 nhiệm kỳ, Lễ bộ Thượng thư 3 nhiệm kỳ, đồng thời còn làm Binh bộ Thượng thư trong một thời gian ngắn.

Trương Hiếu liêm càng xem càng thấy vui, trong lòng thầm nghĩ: “Thật không ngờ kiếp trước mình lại có thể là nhân vật lớn quan trọng như vậy!”.

Ông lão nói: “Xem xong rồi, thì đóng hộp lại, mở tiếp chiếc thứ hai đi”. Bị ông lão hối thúc, Trương Hiếu liêm luyến tiếc đóng chiếc hộp thứ nhất lại.

2. Chiếc hộp thứ hai – Tri huyện Lư Khê

Gương đồng chiếu lên hình ảnh một vị quan Tri huyện của huyện Lư Khê tỉnh Hồ Nam. Ông lão nói: “Đây là kiếp tiếp theo của ngươi”.

Xem ra thì kiếp này không đặc sắc như kiếp vừa rồi, chỉ lướt qua vài cảnh đơn giản mà thôi. Trương Hiếu đóng chiếc hộp thứ hai lại mà không chút bận lòng.

3. Chiếc hộp thứ ba – Danh kỹ ở kinh đô

Chiếc gương đồng này chiếu ra hình ảnh một cô gái xinh đẹp. Trương Hiếu tỏ vẻ nghi ngờ, ngẩng đầu lên nhìn ông lão tóc trắng.

Ông lão nói: “Đừng nghi ngờ gì cả, đây thật sự là một kiếp tiếp theo của ngươi, cô ta là một danh kỹ ở kinh đô”. Trong lòng Trương Hiếu trộm nghĩ: “Tại sao càng về sau thì cuộc đời lại càng đi xuống vậy chứ?”

Tại sao từ Tri huyện lại trở thành danh kỹ? Chắc hẳn là trong lòng của Trương Hiếu cũng hiểu được phần nào. Người xưa nói “thân làm quan hành việc thiện đức”, nếu như là một vị quan thanh liêm, làm được rất nhiều việc tốt, tạo được phúc cho bá tính, giúp ích cho nhiều người, làm việc thiện như vậy sẽ tích được đức, thì sẽ tích được nhiều phúc phần cho kiếp sau của mình.

Nhưng ngược lại nếu như bị cuốn theo chốn quan trường phức tạp mà trở thành một tên quan tham, rồi làm một số chuyện sai trái, từ đó gây hại cho nhiều người thì sẽ tạo ra nghiệp ác, kiếp sau ắt sẽ phải trả tất cả các nghiệp, không sót một chút nào. Trương Hiếu đoán rằng ở kiếp làm Tri huyện Lư Khê có thể mình đã tạo ra nghiệp ác, thế nên mới có kết cục ở kiếp sau như vậy.

Danh kỹ ở kinh đô được chiếu trong gương hiện lên sinh động với cuộc sống ca múa, phù phiếm tiền bạc hàng đêm ở kỹ viện. Xem đến đây, Trương Hiếu gần như không thể xem tiếp được nữa, lần này không cần ông lão tóc trắng hối thúc, ông cũng đóng chiếc hộp lại một cách thất vọng buồn bã.

Danh kỹ ở kinh đô được chiếu trong gương hiện lên sinh động. (Ảnh: Tinhhoa)

4. Chiếc hộp thứ tư – Kẻ ăn mày

Mở chiếc hộp thứ tư ra xong, Trương Hiếu kinh ngạc đến nỗi trợn mắt há mồm, trên chiếc gương đồng xuất hiện hình ảnh một kẻ ăn mày trong bộ quần áo rách rưới, đang xin ăn.

Trương Hiếu nói: “Chao ôi! Sao lại thảm như vậy! Đến nỗi làm ăn mày cơ à!”. Ông ta rất muốn đóng ngay chiếc hộp lại, không muốn xem tiếp nữa. Nhưng ông lão tóc trắng nói: “Không được! Ngươi nhất định phải xem hết tất cả các cảnh trong đó, không được bỏ sót cảnh nào cả!”

Trương Hiếu đành phải cố chịu đựng xem tiếp, trong lòng thầm nghĩ: “Tuy nói là cuộc đời như vở kịch, nhưng chuyện này thật là kịch tính quá rồi, vừa nãy còn bận rộn với các cuộc yến tiệc chiêu đãi nhộn nhịp cao sang mỗi ngày, sao thoáng một cái lại biến thành một tên ăn mày lang thang đầu đường xó chợ, không một xu dính túi, còn phải dang tay ra ăn xin thì mới có cơm mà ăn. Xem ra thì ả danh kỹ kia đã lừa tiền của không ít đàn ông rồi, nên mới ra nông nỗi như thế này!”

5. Chiếc hộp thứ năm – Tăng nhân khổ hạnh

Trương Hiếu lúc này quả thực không muốn xem tiếp nữa, nghĩ bụng: “Đã đến nỗi làm ăn mày rồi, vậy thì tiếp theo, sẽ còn thảm đến mức độ nào đây?”. Nhưng không kháng cự lại được sự giục giã liên tục của ông lão tóc trắng, không thể nào không mở tiếp chiếc hộp thứ năm. Sau khi mở ra, Trương Hiếu thở phào: “Thật may mắn, lần này là làm hòa thượng”.

Ông lão nói: “Không sai, may là kiếp này ngươi làm một hòa thượng khổ hạnh tu luyện, nên đã tiêu trừ được khá nhiều nghiệp nợ mà ngươi đã tạo ra ở các kiếp trước đó. Nếu không thì kiếp này của ngươi có thể sẽ không có được ngày tháng tốt rồi”.

Trong một kiếp Trương Hiếu liêm làm một hòa thượng khổ hạnh tu luyện, nên đã tiêu trừ được khá nhiều nghiệp nợ mà ông ta đã tạo ra ở các kiếp trước đó. Trong một kiếp Trương Hiếu liêm làm một hòa thượng khổ hạnh tu luyện, nên đã tiêu trừ được khá nhiều nghiệp nợ mà ông ta đã tạo ra ở các kiếp trước đó. (Ảnh: Tinhhoa)

6. Chiếc hộp thứ sáu – Trương Hiếu của huyện Thiệp tỉnh An Huy

Trương Hiếu liêm mở chiếc hộp thứ 6 ra, hình ảnh được chiếu trong chiếc gương cũng là một Trương Hiếu giống với ông ta bây giờ. Tuy nhiên khi chưa kịp đạt được thành tựu gì thì đã qua đời sớm rồi.

7. Chiếc hộp thứ bảy, tám – Chết yểu

Mở liên tục chiếc hộp thứ bảy và tám, cảnh tượng xuất hiện trong đó là hai kiếp đứa trẻ chết yểu.

8. Chiếc hộp thứ 9 – Kiếp sống hiện tại

Cuối cùng thì chỉ còn sót lại một chiếc hộp cuối cùng mà thôi, Trương Hiếu mở hộp ra thì thấy chính mình ở kiếp hiện tại.

Từng cảnh trong quá khứ lần lượt hiện ra trước mắt, nhìn thấy người vợ thân yêu của mình không may qua đời vào 3 năm trước, cảm thấy đau buồn tột độ, thương tâm đến độ đã viết ra bài điếu dày mấy thốn tay.

Lại nhìn thấy thời gian gần đây, do cha mẹ thúc ép mình kết hôn để sinh con nối dõi, để rồi không ngờ rằng đã rước phải một cô vợ dữ dằn ngạo mạn vào nhà, làm cho các thê thiếp trong nhà không dung hòa được, cả nhà cứ thế loạn lên, vì vậy mà bản thân cũng rơi vào trạng thái tinh thần điên loạn.

Cảnh chiếu trong gương không chỉ là những việc xảy ra trong quá khứ của Trương Hiếu, mà còn cho ông ta nhìn thấy tương lai của mình nữa.

9. Ngủ một giấc tỉnh dậy, cảm thấy như đã trải qua một kiếp người

Trương Hiếu liêm mở mắt ra, thì phát hiện trời đã sáng, vội vàng bước xuống giường, cảm thấy chuyện tối qua kỳ ảo như một giấc mộng, rốt cuộc là ông lão và 9 chiếc gương kia có phải thật không, hay đó chỉ là một giấc mộng kỳ lạ mà thôi? Nhưng nếu là mơ, vậy tại sao lại rõ ràng như thế, cảm giác chạm vào rất thật như thế?

Cho dù là mơ hay thật, Trương Hiếu đã tận mắt nhìn thấy mấy kiếp trước của mình, mỗi một tình tiết đều ly kỳ, hồi hộp. Trương Hiếu cuối cùng cũng hiểu được rằng tất cả những gian truân khó khăn đều là nhân quả thiện ác do tiền kiếp gieo nên.

Ông còn phát hiện những chuyện phiền não đau đớn đến nỗi không muốn sống tiếp mà mình đã phải chịu đựng qua các đời. Trong dòng chảy luân hồi sinh tử, hóa ra đều chỉ là những chuyện vặt vãnh, thế nên ông bỗng chốc thấy phấn chấn vui vẻ cả người.

Một năm sau, Trương Hiếu tham gia kỳ thi Khoa cử, được đề tên vào bảng vàng, và trở thành Tri huyện. Những chuyện sau này về cuộc đời của ông đều trùng khớp hoàn toàn với mọi cảnh chiếu đã được dự báo trong gương.

Thiên Hà biên tập

Nguồn: tinhhoa