Nguồn ảnh: Internet

Đời Sống

Câu chuyện thành ngữ: Cáo thu lợi từ quyền lực của cọp

By Đăng Dũng

February 04, 2021

 

Chu Đông là một viên tướng cao chức của nước Chu trong giai đoạn chiến tranh giữa các nước. Ông ta rất nổi tiếng. Một lần vua của nước Chu là Chu Xuân Vương đã hỏi các quan chức trong hoàng cung: “Ta nghe rằng tất cả những người quý phái từ miền Bắc rất sợ Chu Đông. Có phải vậy không?”.

 Không ai trả lời câu hỏi này trừ Chang Yi. Chang Yi nói: “Cọp muốn bắt tất cả các loại động vật để làm thức ăn. Một lần, nó bắt được một con cáo. Con cáo đã nói: ‘Ngươi dám ăn thịt ta. Thượng Đế đã chỉ định ta là chúa tể của các loài vật. Nếu người ăn thịt ta ngươi sẽ không tuân lời của Thượng Đế. Nếu ngươi không tin, ngươi có thể theo ta và tự mình nhìn thấy.’

Cọp đã tin lời cáo và đã theo cáo đi quanh khắp khu rừng. Cọp và cáo đi đến đâu là tất cả các loài thú đều hoảng sợ chạy trốn. Cọp không nghĩ rằng các con vật kia đều sợ mình, mà cọp nghĩ rằng các con vật kia đều rất sợ cáo”.

Thưa Bệ Hạ, người có lãnh thổ rộng 5 ngàn dặm và 100 ngàn quân lính, nhưng người đã để cho Chu Đông quyền lãnh đạo quân lính. Vì thế, những người quý phái ở miền Bắc sợ Chu Đông chứ không phải sợ quân đội của ngài. Cũng giống như các loài động vật sợ con cọp chứ không phải sợ con cáo, nhưng con cáo lại khôn khéo lợi dụng sức mạnh của cọp mà làm tăng sức mạnh cho mình!”.

Thành ngữ cáo thu lợi từ quyền lực của cọp rút ra từ câu chuyện này. Nó là một sự ẩn dụ ngụ ý nói đến những người thích mắng chửi và đè ép những người khác khi họ được kết giao với những người trong một ví trí có thế lực.

Cổ nhân giảng rằng, dân là gốc, Quân vương là ngọn, phải có gốc thì mới có ngọn. Vì vậy, thời cổ đại, càng là bậc Quân vương, càng là người quan chức có trí tuệ và đạo đức cao thượng thì càng coi trọng những người dân thường.

Ngày nay trong chế độ xã hội hiện đại, rất nhiều người mới lên có ít chức quyền, kết giao được với những người có địa vị là huyênh hoang, tự cao, tự đại, kiêu căng, tự mãn.

 Nhiều người lại coi khinh những người nghèo, coi khinh những người có thân phận thấp hơn mình, thậm chí coi khinh những người đã cùng hoạn nạn với mình lúc khó khăn.

Khi có quyền lực trong tay họ hống hách ngang nhiên muốn làm gì làm, mặc nhiên cho rằng người có địa vị cao thì có quyền hơn người, cũng có thể hưởng sự giàu sang phú quý nhiều hơn.

Người xưa có câu: “Người được lòng dân thì được thiên hạ, mất lòng dân thì mất thiên hạ”, vì thế, các bậc minh quân thời xưa luôn lấy dân làm gốc, yêu dân như con, dùng nhân từ và đức độ để cai trị mà được “hưng dân lợi quốc”.

Làm quan khi còn đương chức làm sao cho dân nể chứ đừng cho dân sợ, cái nể mới trường tồn, sợ chỉ tạm thời. Nhiều ông này bà nọ khi còn đương chức thì kẻ hầu người hạ nhưng khi về hưu, về với dân làng, khu phố thì cô đơn buồn bã.

“Quan nhất thời dân vạn đại”.

Làm quan thì cũng nên từ tốn một chút, đừng nên vênh mặt, đe nẹt cấp dưới. Làm người thường đã khó, làm quan thì càng khó hơn. Đời người ăn nhau ở cái hậu cuối đời, sống mà chỉ nghĩ hiện tại không quan tâm đến người dân, không quan tâm những người xung quanh thì khi nghỉ hưu rồi cũng không có tri kỷ để bầu bạn.

Biên tập: Quang Dũng

Nguồn: zhengjian.org

.