Dân làng tụ tập lại và chửi mắng cây đã chọn, ném những lời lẽ ngược đãi và tiêu cực vào nó hàng ngày trong khoảng một tháng. Nguồn ảnh: nspirement.com

Khám Phá

Câu chuyện về ‘nỗi đau’ của thực vật

By Đăng Dũng

May 20, 2021

Ở Việt Nam chúng ta từ lâu đã có một tập tục là nhà nào có người qua đời thì sẽ dùng vôi trắng quét lên tất cả những cây trong nhà mình, đặc biệt là những cây mà người qua đời đã trồng, chăm sóc hay yêu quý nó. Đây là thể hiện cây đang để tang người đã khuất. Điều này cũng thể hiện một tín ngưỡng dân gian là “vạn vật đều có linh”. Không chỉ ở trong tín ngưỡng dân gian, mà nghiên cứu cây cũng có cảm tình đã được các nhà khoa học dùng thí nghiệm hết sức chân thực để chứng minh.

Có một câu chuyện dân gian cổ ở Quần đảo Solomon kể như sau: Nếu có một cây cổ thụ cần chặt và vì nó quá lớn để dùng rìu, nó có thể bị hạ mà không cần chặt bằng rìu.

Họ có một cách đơn giản là kêu gọi tất cả dân làng tụ tập lại và chửi mắng cái cây đó, họ ném những lời lẽ ngược đãi và tiêu cực vào nó hàng ngày trong khoảng một tháng. Cuối tháng họ sẽ thấy cái cây tự đổ xuống đất.

Câu chuyện trên đã cho chúng ta nhiều điều để suy ngẫm. Cây cối có tình cảm không? Sự suy nghĩ tiêu cực như vậy có thể thực sự lấy đi sự sống của một cái cây?

Ý kiến ​​’khoa học’

Vào sáng sớm ngày 2 tháng 2 năm 1966, một khám phá đáng kinh ngạc đã được thực hiện. Grover Cleveland Backster Jr., một chuyên gia phát hiện nói dối, đã quyết định thử máy phát hiện nói dối trên cây Dracaena aromans trong văn phòng của mình.

Tiết lộ thật khó tin,: Backster kết luận rằng thực vật có các giác quan và chúng phản ứng với cơn đau. (Hình ảnh: wikipedia / CC0 1.0

Trong một lúc hứng khởi đã nối hai cực của máy dò nói dối lên lá của một cây ngưu thiệt lan hoa; rồi tưới nước vào gốc cây. Trong khi nước đang từ từ chảy xuống rễ cây; ông ngạc nhiên phát hiện rằng: Trên bản vẽ điện kế, bút điện tử tự động không đi lên, mà là đi xuống và vẽ ra một đồ hình lớn hình răng cưa; loại hình vẽ đồ thị này rất giống với loại đường cong mà đại não của con người trong lúc hưng phấn; cao hứng mà sinh ra. Điều này đã khiến Cliff Baxter rất chấn động!

Sau đó ông quyết định tiến hành thêm một thí nghiệm nữa, ông nghĩ mình đốt thử chiếc lá này xem sao. Nhưng khi ông chuẩn bị đốt chứ chưa có đốt thì một điều kỳ lạ đã xảy ra: bút điện tử không ngừng vẽ rất nhanh trên bản điện tử một đồ thị.

Thấy quá lạ, ông liền tiếp tục thử nghiệm, ông cầm một que diêm, vừa mới quẹt que diêm lên, trong nháy mắt, bút điện tử lập tức vẽ ra một đường cong. Lúc này que diêm vẫn đang cháy nhưng còn chưa chạm đến lá của cây kia, nhưng kim đồng hồ của chiếc máy dò nói dối đã rung động dữ dội và vẽ ra những đường cong khác vượt ra khỏi mép của bản điện tử. Đây là biểu hiện cây ngưu thiệt lan hoa đang sợ hãi kịch liệt.

Nhưng điều kinh ngạc hơn là khi Cliff Baxter suy nghĩ ‘giả vờ’ thử đốt chiếc lá của nó xem sao thì bản điện tử lại không có phản ứng gì.

Điều này cho thấy, thực vật lại còn có khả năng đọc được suy nghĩ của con người và còn phân biệt được những suy nghĩ thật – giả của họ.

Vậy có thể nói, sự giả dối được che đậy trong suy nghĩ có thể đánh lừa được con người; nhưng lại không thể đánh lừa được thực vật?

Backster không phải là người nổi tiếng duy nhất đã nghiên cứu sâu về chủ đề này. Trước Backster, Ngài Jagdish Chandra Bose, Cha đẻ của Khoa học Ấn Độ hiện đại, đã tiến hành một thí nghiệm toàn diện để chứng minh rằng thực vật cũng có cảm tình.

Ngài Jagdish Chandra Bose, Cha đẻ của Khoa học Ấn Độ hiện đại, đã tiến hành một thí nghiệm toàn diện để chứng minh rằng thực vật có thể đáp ứng. (Hình ảnh: wikipedia / CC0 1.0 )

Công trình của ông cho thấy rằng sự sinh trưởng và phát triển của thực vật có thể bị ảnh hưởng bởi âm nhạc và lời nói, và môi trường xung quanh. Tương tự như các tế bào thần kinh của con người phản ứng với cơn đau, thực vật có các tín hiệu điện hoạt động để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thống của chúng.

Qua những điều trên đã cho chúng ta thấy rằng có rất nhiều điều bí ẩn trong thiên nhiên mà con người vẫn còn chưa thể giải thích được. E rằng so với suy đoán của chúng ta thì nhiều đến nỗi không biết bao nhiêu mà kể.

Thiên Hà biên tập

Nguồn: nspirement.com