Cuộc sống bận rộn khiến những cặp vợ chồng trẻ bị cuốn vào nhịp sống bon chen nơi thành thị, quên mất những điều bình dị thôn quê, và thậm chí cả những người sinh ra mình ở nơi ấy.
Câu chuyện cảm động về sự hồn nhiên của cháu với ông nội, đánh thức tấm lòng của những người trưởng thành vô tâm…
Sửng sốt cậu bé muốn dùng tiền thưởng mua thuốc lào
Như thường lệ, mẹ tan sở vội vàng đến đón Bin học ở trường điểm của thành phố. Bin leo lên chiếc xe của mẹ, hí hửng khoe:
– Cô giáo treo tranh của Bin lên tường.
– Tuyệt quá. Cưng mẹ vẽ gì thế?
– Nhà bố ở quê. Có cây cau, đụn rơm, gà mẹ dẫn con đi kiếm ăn, con mèo nằm sưởi nắng, cu Mót ngồi chơi trước thềm.
– Ai dạy con vẽ thế?
– Ông nội ạ.
Mẹ hơi cau mặt, lảng qua chuyện kháс:
– Bin thích mẹ thưởng gì?
– Thuốc lào nhé mẹ.
– Gì cơ? mẹ sửng sốt.
Ông dạy bé bao điều khiến bố mẹ ngạc nhiên
Xe dừng trước cổng nhà, Bin không kịp trả lời câu của mẹ, nhảy vội xuống xe, vừa chạy vào vừa gọi:
– Ông ơi! Cháu được cô giáo treo tranh lên tường. Tranh vẽ nhà ông với bố ở quê đấy!
Nó tìm ông khắp nơi nhưng không thấy. Thường ông đợi nó từ ngõ cơ mà!
– Ông đâu? Nó hỏi chị Hai. Chị im lặng.
– Gối này của ông, Cu Bin cúi nhặt chiếc ɢốι trong đống đồ chị Hai đang dồn đống trước phòng. Lạ chưa, phòng ông dọn sạch đồ đạc, xịt mùi nước hoa thơm lừng đuổi mùi thυốc lào quen thuộc.
– Ông đâu mẹ?
– Ông ốm đi bệnh viện.
– Mẹ chở Bin vào thăm ông.
– Vào đó báс sĩ chích!
– Thế Bin chơi với ai? – Bin mếu máo.
– Bin chơi với con robot mẹ mới mua. Đẹp lắm!
Bố đi làm về, chưa kịp dựng xe, Bin đã níu áo:
– Bố biết ông đâu không?
– Ông về quê.
Bin thấy kỳ lạ, mẹ bảo ông đi viện, chị không nói gì, còn bố lại bảo ông về quê, Ngẫm nghĩ, Bin nói:
– Ông đi tìm cu Mót”.
Bin đếm một mạcʜ từ một đến một trăm.
– Ai dạy Bin đếm thế?
– Ông nội.
Bin đọc: “Công cha như núi Thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
– Ai dạy Bin thế ? – mẹ ngạc nhiên.
– Ông.
Cậu bé đã ngủ nhưng đã khiến người cha tỉnh thức
Bin đã ngủ rồi, nhưng bố mẹ vẫn trằn trọc thao thức.
Mẹ hỏi Bố: “Cu Mót là ai mà con nhắc hoài vậy?”
Giọng bố đều đều như tiếng mưa rơi từ dĩ vãng:
“Cu Mót ra đời trong đói khổ. Ăn củ khoai, hạt lúa mót mà tượng hình nên đặt là cu Mót. Nghèo mà sáng dạ. Nghe gì là nhớ. Nhìn qua là biết. Thấy con thông minh, bố mẹ quyết cho học chữ. Mùa đông cha cõng đi học. Mùa nước nổi, mẹ đẩy thúng qua mương. Có gì cáс chị cũng nhường. Ai cũng làm gấp đôi để dồn sức cho cu Mót học. Học hết trường làng, qua trường huyện, lên thành phố… Học hết mồ hôi nước mắt, tiền của cha mẹ rồi đi làm, lấy vợ và xù!” – bố nhìn xa xăm, nói chua chát.
– Anh kể… ai thế?
“Cu Mót lấy vợ giàu. Vợ thích cái gì cũng sang, sạch, hiện đại. Ông bố chồng như cái bát sành sứt cũ kỹ muốn quẳng cho khuất mắt…
Giọng anh vút cao nhọn hoắt như đâm kim vào lòng rồi trầm lặng như đá chặn ngực, sau đó nói từng câu chắc nịch.
– Mai tôi đem cu Mót về cho bố. Tôi không muốn thằng Bin lớn lên lại thành cu Mót đi lạc và tôi lại đi tìm nó như cha”…
Câu chuyện những ông cụ trong trại dưỡng lão
Ngày đông có nắng ấm. Bát sành sứt, bình vôi mẻ chụm lại trên băng đá hong nỗi buồn. Cái mốc meo. Cái phai nhạt. Cái còn tươi rói. Họ giống nhau ở đôi mắt mờ đục mà cái nhìn hong hóng như trẻ thơ, hướng về phía cổng ngóng phép lạ.
Phép lạ hiếm mà niềm đau khổ thì nhiều!
Có một ông lão ở đây đã bảy mùa lá rụng. Trước đó năm người con thành đạt ở nhiều ngành. Cáс con dỗ cha bán nhà chia vàng, thay phiên phụng dưỡng cha.
Được đôi năm xem cha như cục nợ, đùn đẩy, gây gổ, chửι mắng. Cuối cùng không chịu nổi ấy, lão đi lang thang rồi vào trung tâm nuôi dưỡng người già. Lão nói năng, kể chuyện hay nhất đám, có khiếu văn chương nên có ý định góp nhặt những thước phim buồn của 300 bi kịch nhờ ai đó chấp bút thành quyển Tam báсh bất hiếu thời hiện đại.
Còn ông lão mới vào không kể gì ngoài chuyện thằng cháu. Dường như lão ở đây mà quả tim để nơi đứa cháu, dõi theo từng giờ. Giờ ɴày cháu tôi đi học về. Giờ ɴày có phim hoạt hình. Giờ ɴày cháu tôi ăn cơm.
Nó biết chan canh cho tôi vì tay tôi run làm canh đổ… Đôi mắt hấp háy của ông lão rươm rướm khi nhắc cháu. Riết rồi cháu lão thành cháu cả nhóm. Ông rỉ rả kể, những ông cụ khác gật gù nghe. Chuyện nó đòi mẹ đẻ con bồ câu. Chuyện hai ông cháu lén nuôi con mèo…
Sự hồn của trẻ làm thức tỉnh những người lớn vô tâm
Bỗng đâu phép lạ hiện ra ở cổng khi thấp thoáng bóng ba người xuất hiện. Một ông lão gào to: “Con cháu ai vào thăm kìa!”.
Nghe chữ cháu, ông lão như có điện xẹt qua tim. Ông nhìn ra và không tin ở mắt mình.
Thằng Bin chạy trước, vừa chạy vừa réo:
“Ông nội ơi, Bin tới đón ông nội về!”. “Cu Mót” theo sau. Đi cuối cùng là… vợ thằng cu Mót!
Ông lão nhắm mắt lại. Phải chăng đây là giấc mơ ban ngày?
“Mở mắt ra ông! Bin nè?”.
Ông lão mở mắt ôm chầm lấy cháu vừa cười vừa mếu:
“Lớn mà khóc cô giáo không cho phiếu bé ngoan đâu đấy!”.
Rồi nhìn quanh, Bin nhận xét:
“Trường ông nhiều ông, còn trường cháu nhiều cháu”.
Quay qua những bạn già đang nhìn cảnh ấy với đôi mắt mừng lẫn tủi, ông lão giới thiệu: “Đây là cu Bin!”.
Bin vẽ một bức tranh trong đó ông nắm tay cu Mót. Vẽ xong, Bin bảo: “Ông ra đi! Bin đã tìm cu Mót cho ông rồi kìa!”.
Ông và Bin đều ham coi tivi nhưng ông thích cải lương, Bin thích hoạt hình. Chiều nay đang coi hoạt hình, Bin đứng dậy nhìn ra cổng gọi lớn: “Ông về đi! Bin nhường ông coi cải lương đấy”.
Cu Bin dễ thươпg đến nỗi ai cũng muốn sờ đôi má mịn như nhung, nhìn vào đôi mắt trong veo như giếng và nghe tiếng bi bô nói cười khua động chốn lạnh lẽo buồn thiu. Đang đầυ đông mà vui như tết. Cả ông giám đốc cũng bảo mấy mươi năm rồi mới có cảnh vui thế này!
Nguồn: tamtinhlang
Thái An biên tập