Khoan dung với người khác chính là một loại tu dưỡng, khi một người nào đó ghét bỏ bạn, bạn nói gì hay làm gì thì người ta đều cảm thấy không vừa ý, thật sự có nhiều chuyện phải bỏ qua thì trong lòng mới có được sự bình yên, biển chứa đựng trăm con sông, có lòng bao dung thì sẽ trở lên vĩ đại.
Trong một học viện châu Âu chuyên nghiên cứu về động vật, một giáo sư chịu trách nhiệm nghiên cứu về loài gà, ông quan sát rất kỹ các kiểu sống của các loài gà khác nhau.
Một ngày nọ, anh ta thấy một con gà lôi đẻ rất nhiều trứng trong rừng, nên anh ta lặng lẽ lấy một ít trứng và mang về nhà. Chuyện xảy ra là một con gà mái cũng đã đẻ trứng, anh ta lấy trứng gà mái đẻ ra và thay bằng trứng gà lôi.
Thấy những quả trứng khác lạ, cô gà mái lưỡng lự, nhưng nhanh chóng đi ấp những quả trứng này, nhẹ nhàng và thận trọng, như thể đang ấp trứng của chính mình.
Sau một thời gian, gà lôi con chui ra khỏi vỏ, cô gà mái dắt vào rừng, cô dùng móng chọc đất, tìm sâu bọ giữa đất và rễ, rồi thủ thỉ với gà lôi: ăn, ăn….
Giáo sư có vẻ ngạc nhiên! Bởi vì trước đây, những con do con gà mái này sinh ra đều được cho ăn thức ăn nhân tạo, lần này, con gà mái đã thực sự biết rằng gà lôi không ăn thức ăn nhân tạo mà chỉ ăn thức ăn trong tự nhiên. Vị giáo sư lại lấy một số trứng vịt cho gà mái ấp, gà mái kiên nhẫn ấp trứng vịt thành vịt con, sau đó bắt vịt con xuống bể và thả vịt bơi trong nước.
Hai điều này cho giáo sư hiểu một sự thật:
Một con gà mà con người cho là ngu ngốc và không có cảm xúc thực ra vừa đáng yêu vừa khôn ngoan lại vừa có tấm lòng khoan dung to lớn!
Nó không chỉ giúp trứng nở ra, mà nó còn dẫn dắt chú gà lôi và chú vịt nhỏ hiểu được thói quen của cuộc sống mới và dẫn chúng đi học các kỹ năng sinh tồn khác nhau.
Mỗi con vật đều có một thói quen và tập quán khác nhau. Nhưng chúng ta thường yêu cầu vịt học cách gáy, và gà lôi học cách ăn thức ăn nhân tạo, buộc những con khác phải đi ngược lại theo ý muốn. Thông thường những hiểu lầm và xung đột giữa mọi người cũng đều bắt nguồn từ điều này.
Liệu mọi người chung sống cùng nhau hay làm việc cùng nhau có thể hòa hợp được không? mấu chốt nằm ở việc các cá nhân trong nhóm có tôn trọng và bao dung lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau bằng tấm lòng chân thành hay không?
Đừng vì những mưu toan tính toán thiệt hơn, hay những sự nghi ngờ mà quên đi lòng bao dung của mình. Bạn cứ hãy mở tấm lòng, giúp đỡ mọi người xung quanh mình. Làm như vậy không chỉ thể hiện được bạn là người có lòng vị tha, mà còn giúp bạn sống thanh thản và vui vẻ hơn trong cuộc sống.
Xã hội hiện đại ngày nay đang đứng trước nguy cơ bị căn bệnh vô cảm xâm thực vào đời sống. Và cách duy nhất để chống lại loại virut này có lẽ đó là tấm lòng yêu thương, đồng cảm và khoan dung.
Biên tập: Đăng Dũng
Nguồn: dusheng