Cuộc sống hiện đại ngày nay kéo theo nhiều vấn đề khiến chúng ta phải lo lắng, phải đối mặt với chúng hàng ngày dẫn đến áp lực căng thẳng, tình chí bị tổn thương nảy sinh các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ảnh hưởng đến tim mạch.
Tại đây chúng tôi xin giới thiệu lọai cây dong riềng đỏ
Dong riềng đỏ bản địa là thần dược đối với bệnh nhân đau tim nhờ tác dụng trợ tim, làm tan các cục máu đông, tan các mảng xơ vữa bám trong thành động mạch vành, an thần tạo giấc ngủ tự nhiên nên chữa được suy tim, đau tim do tắc hẹp động mạch vành rất hiệu quả và an toàn, kể cả trên bệnh nhân mạch vành chưa đặt stent và đã đặt Stent.
1. Khu vực phân bố
Dong riềng đỏ phân bố ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phia Bắc nước ta như Bắc cạn, Phú thọ, Yên Bái, Sơn la, Hòa Bình …..
Lưu ý: Có 2 loại dong riềng là: Dong riềng trắng và dong riềng đỏ (Dong riềng đỏ có lá thân màu tím, củ màu tím, hoa màu đỏ. Dong riềng trắng có thân lá màu xanh, củ màu xanh)
2. Bộ phận dùng
Theo y học cổ truyền, toàn bộ: Lá, thân và củ của cây dong riềng đỏ đều được dùng làm thuốc.
Ngoài ra củ dong riềng đỏ còn được dùng trong chế biến thực phẩm: Dùng làm miến (một loại thực phẩm được rất nhiều gia đình ưa thích)
3. Cách chế biến và thu hái
Dùng trong y học: Vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, người dân đào lấy cả củ, thân và lá. Củ rửa sạch. Sau đó toàn bộ lá, thân và củ đem thái miếng mỏng phơi khô bảo quản dùng dần để làm thuốc.
Dùng cho công nghiệp thực phẩm: Củ dong riềng được rửa sạch và lọc lấy tinh bột để làm miến.
4. Thành phần hóa học
Củ dong riềng đỏ có chứa nhiều tinh bột (khoảng 70%), chất khoáng 2%, chất xơ 5%, chất đạm 3%, chất béo 2% và một số hoạt chất khác.
Theo y học cổ truyền củ dong riềng đỏ có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ áp, lợi huyết, bổ tim. Lá và thân cây có tác dụng làm dịu và kích thích.
5. Công dụng chữa bệnh
Tác dụng quý nhất của dong riềng đỏ là “Hỗ trợ điều trị chứng tắc nghẽn động mạch vành”. Đây chính là kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc nam của đồng bào người Dao ở miền Tây Bắc, sử dụng dong riềng đỏ làm thuốc trị chứng tức ngực, khó thở và bệnh tim mạch.
Theo một thống kê: Tỷ lệ bệnh nhân mắc động mạch vành sử dụng dong riềng đỏ khỏi bệnh là rất cao, một nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam cho thấy người dân tộc Dao có sử dụng cây dong riềng đỏ làm thực phẩm hàng ngày hầu như không mắc các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, bệnh viên Y học cổ truyền tỉnh Bắc cạn đã sử dụng cây dong riềng đỏ để làm thuốc trị bệnh động mạch vành với tỷ lệ khỏi bệnh 90%. Bởi vậy có lúc dong riềng đỏ còn được đặt tên là “Thần dược cho người mắc bệnh tim mạch”.
Tại Viện y học bản địa Việt Nam đã sử dụng dịch chiết của cây này làm thuốc chống thiếu máu cơ tim, suy mạch vành, rối loạn thần kinh tim, phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim rất hiệu quả.
Một số tác dụng chính của cây dong riềng đỏ:
Hỗ trợ điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch vành
Hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch
Tác dụng tăng cường chức năng tim
Phòng chống bệnh nhồi máu cơ tim
Tác dụng lợi tiểu
Tác dụng hạ huyết áp
6. Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân mắc chứng sơ vữa động mạch, bệnh mạch vành
Người có tiền sử bệnh tim mạch
Người béo phì, người cao tuổi có tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim
Người mắc chứng huyết áp cao.
Trên thế giới hiếm cây thuốc nào dành cho bệnh tim mà lại tích hợp được 7 tác dụng trong 1 cây thuốc như cây dong riềng đỏ. Vì nó vừa hỗ trợ chữa suy tim; vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; vừa an thần.
7. Cách dùng, liều dùng
Cách sắc uống: Lấy 60g cả lá, thân và củ rong riềng khô(Hoặc 100g tươi) sắc nước uống hàng ngày.
Món ăn vị thuốc từ dong riềng đỏ: Lấy 60g củ khô đem rửa sạch, hầm với 1 quả tim lợn ăn cả nước lẫn cái. Mỗi ngày làm 1 lần, ăn liên tục khoảng thời gian 10 ngày trở lên là có kết quả.
Liều dự phòng: 20g khô/ ngày.
Trường Xuân biên tập