Một số hướng dẫn để giúp trẻ tự chăm sóc sức khỏe bản thân
1. Tạo điều kiện
Nếu bạn muốn hướng dẫn con cách tự chăm sóc bản thân, thì bạn nên để các vật dụng cần thiết trong tầm với của con. Nếu con bạn muốn tự xỉ mũi, bạn hãy đặt hộp giấy trong phòng của con, để những nơi thấp mà con có thể với tới được.
2. Kiên nhẫn
Một trong những lý do bố mẹ thường làm hộ con đó là thấy con làm rất chậm, nhưng lâu dần con sẽ không biết cách tự lập. Vì vậy, khi cha mẹ thấy con muốn tự thực hiện công viêc thì nên kiên nhẫn quan sát, hưỡng dẫn, và cần nhất là kiên trì hướng dẫn, nhắc nhở đến khi nào con có thể tự chủ động thực hiện.
Những thói quen tự chăm sóc sức khỏe dành cho trẻ
1. Xỉ mũi
Ngay từ nhỏ trẻ có thể học cách tự xỉ mũi, hãy đặt trong phòng trẻ giấy và hộp rác. Nhiều đứa trẻ nghịch ngợm có thể lôi hết giấy ra nghịch nên phụ huynh chỉ cần để 2-3 tờ giấy là được, để tránh lãng phí.
2. Rửa tay
Bố mẹ cần dạy con cách rửa tay từ sớm, nếu bé chưa với tới bồn rửa mặt, bố mẹ có thể để thêm một chiếc ghế cho con để con đứng lên đó.
Để rửa tay đúng cách thì đâu tiên bé phải làm ướt đôi bàn tay bằng xà phòng rửa tay, sau đó đôi bàn tay chà vào nhau, rửa sạch lòng bàn tay, mu bàn tay, các kẽ ngón tay.
3. Thay quần áo
Bước đầu bố mẹ dạy con cách thay quần áo nên chọn những bộ đồ đơn giản, dễ dàng để thay ra, thay vào, tránh những phụ kiện hoặc quần áo rườm rà.
Ngoài quần áo bạn nên dậy con cách đi giày, đeo khăn quàng cổ, khăn tay, tất chân hoặc phụ kiện đi kèm.
4. Đánh răng
Việc đánh răng nên được thực hiện khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên. Thời điểm này, trẻ chưa cần thiết phải sử dụng kem đánh răng và nên dùng bàn chải đầu tròn, lông mềm để bảo vệ nướu.
Khi trẻ 2 – 3 tuổi, phụ huynh có thể cho con sử dụng kem đánh răng không chưa flour vì có thể làm răng trẻ giòn, dễ gẫy. Nên hướng dẫn con đánh răng trước khi đi ngủ, hoặc sau khi thức dậy.
5. Uống nước
Cha mẹ cần hướng dẫn con cách uống nước , để mỗi khi con khát nước con có thể tự uống để có thể cung cấp đủ nước cho cơ thể. Hãy đặt bình nước ở quanh nhà, nơi con có thể với tới được, hoặc chuẩn bị cho con những chiếc bình riêng, và để thêm giẻ lau và nhắc con hãy lau nước nếu làm đổ.
6. Chuẩn bị thức ăn
Trẻ em rất thích tham gia quá trình nấu ăn cùng cha mẹ, bạn có thể rủ con cùng vào bếp để chuẩn bị thức ăn. Hãy tranh thủ giới thiệu các loại thực phẩm, giá trị dinh dưỡng từng món ăn, những thực phẩm nào tốt và thực phẩm nào không tốt cho sức khỏe.
Khi trẻ đã lớn bạn có thể nhờ con nhặt rau, cắm cơm, lấy nước. Hoặc hỏi con thực đơn mà con món ăn là gì? Để cho trẻ phát huy tính tự lập và sáng tạo.
7. Sơ cứu
Ngay từ nhỏ bạn có thể hưỡng dẫn con cách sơ cứu những vết thương nhỏ như trầy xước, cách đeo băng dán cá nhân đúng cách, khi trẻ đã lớn thì cha mẹ dậy con những cách sơ cứu cơ bản như xử lý khi bị mắc nghẹn, cầm máu, băng bó tạm thời cho người bó chân, hô hấp nhân tạo…
8. Dạy con biết cách quản lý, vệ sinh đồ dùng cá nhân
Vì tính năng động ở trẻ nhỏ nên việc các đồ dùng cá nhân của bé sẽ hơi bị xóa trộn, luộm thuộm, hơn nữa việc ỷ lại có mẹ nên bé không thể có ý thức như người lớn là điều hiển nhiên. Vì vậy bố mẹ cần dạy cho con về kỹ năng cần thiết này nhằm tạo thói quen và ý thức ngay từ nhỏ như: Việc sử dụng đồ chơi, áo quần, bút, sách, vở… sau khi sử dụng xong cần phải được đặt lại vị trí cũ một cách gọn gàng, ngăn nắp để tránh việc thất lạc, hư hao, đảm bảo mọi thứ luôn mới.
Chúc các bạn thành công!
Thiên Hà biên tập