Nguồn ảnh: Internet

Đời Sống

Cha mẹ khôn ngoan nên tiết kiệm “Đức” cho con chứ đừng tiết kiệm “Tiền”

By Đăng Dũng

January 14, 2021

Đời người vô thường, cuộc sống và vạn vật quanh chúng ta, từng giờ từng phút luôn luôn biến đổi theo không gian và thời gian, không có gì là tồn tại vĩnh viễn. Đó chính là “Vô thường”, nghĩa là không có gì thường xuyên trường tồn mãi mãi

Khi chúng ta ra đời thì cũng đã chẳng có một đồng, khi chết rồi cũng chẳng mang đi được một xu. Vì vậy, đối với người khôn ngoan, điều mà một người thực sự nên tiết kiệm là phước, điều này tốt hơn gấp chục triệu lần tiết kiệm tiền! Chỉ có tu tâm dưỡng tính, tích đức, làm điều lành thì mới tạo được nhiều phúc cho con cháu.

Có một câu chuyện: Ở một làng nọ có một thương nhân giàu có keo kiệt, một lần thiên tai lớn xảy ra ở địa phương, một thiền sư hy vọng rằng ông có thể quyên góp quần áo, tiền bạc để giúp đỡ những người bị nạn.

Nhưng vị thương nhân kia lại giả điếc, giả mù coi như không nghe và cũng không thấy gì vì ông không muốn tiêu tiền của riêng mình.

Thiền sư hỏi anh ta: “Anh có biết cách giữ tiền là gì không?”

Thương nhân giàu có tự hào nói: “Đương nhiên là biết! Nếu tiền trong tay của ta mà không tiêu thì tiền tự nhiên sẽ tăng lên!”

Thiền sư nghe xong chỉ biết lắc đầu bỏ đi không nói thêm.

Sau này, trước khi qua đời, vị thương nhân giàu có này đã chia sẻ số tài sản mà ông tích lũy được trong đời cho hai con trai của mình, ngoài việc mong con trai sống tốt, ông còn muốn 2 con trai nối tiếp sự nghiệp của mình và gia đình.

Thật đáng tiếc khi hai người con trai đã có được khối tài sản khổng lồ trong tay, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã tiêu hết số tiền mà người cha giàu có đã để lại.

Hóa ra, hai người con trai luôn nghĩ mình giàu có, và đầy đủ. Kết hợp với thói quen không được giám sát từ khi còn nhỏ, và họ đã nhiễm nhiều tệ nạn như cờ bạc, rượu chè.. . Bây giờ khi đã có nhiều của cải trong tay, họ lại càng sa sút nhanh hơn, nên chẳng mấy chốc mà tài sản trong gia đình mất hết, người này đến người khác đều dần trở lên bần cùng, xấu hổ, và chết. 

Vị thương nhân giàu có khi chết thì nằm trong số những người giàu có, và để lại cho con cái họ rất nhiều tài sản nhưng các con của ông ta lại chết vì nghèo. Có thể thấy rằng, nếu bạn giàu có thế nào đi chăng nữa mà con cháu không được hưởng thì chắc chắn sẽ không giữ được một đồng nào, tiền bạc cũng vì bệnh tật, hay trộm cướp mà ra đi.

Có một câu chuyện khác về “Gia tộc Càn Long” nổi tiếng ở Trung Quốc.

Tổ tiên của dòng họ Kiên là Kiên Ngữ ở Hàng Châu. Kiên Ngữ là một người tốt bụng, ông giúp đỡ được rất nhiều người, đã xây dựng rất nhiều cầu và tháp trong suốt cuộc đời của mình, và tích lũy được công đức vô lượng cho gia đình. Trải qua nhiều thiên niên kỷ đến nay, dòng họ Kiên đã sinh ra rất nhiều nhân tài và con cháu họ vẫn rất thịnh vượng.

Theo ghi chép, Kiên Ngữ đã để lại hơn mười lời dặn cho con cháu trước khi ông qua đời, yêu cầu con cháu phải trung thành và tốt bụng, siêng năng và hiếu thảo. Như vậy, với cách giáo dục khác nhau ta sẽ thấy được một kết thúc gia đình hoàn toàn khác.

Nguồn ảnh: Internet

Sự tu thân của cha mẹ trong gia đình rất cần thiết, không những cho bản thân mà còn để lại âm đức cho con cháu. Sự tu thân đó ví như cha mẹ đang gieo trồng một cây ăn quả ngon ngọt. Sau một thời gian, cây này được trổ hoa kết quả thì chính cha mẹ là người hưởng trước. Sau khi qua đời, con cháu vẫn thừa hưởng cái lộc của cha mẹ để lại. Ca dao ta có câu:

  “Ông cha kiếp trước khéo tu

Bây giờ con cháu võng dù nghênh ngang”.

   Xét ra câu này cũng nói lên được phần nào lý nhân quả. Mà thực tế, trên đời này biết bao những bậc hiền tài, người địa vị quyền thế, kẻ gia quyến hưng thịnh vinh hiển đều là những gia đình mà cha mẹ là người hiền lương, tu nhân tích đức mà ra cả. “Cha cao quý sinh con cao quý” (Noble fathers have noble children–Euripides).

Thượng Đế luôn đối xử công bằng với bất cứ ai. Con người nếu tiết kiệm, chịu đựng khó khăn bây giờ, nhưng lại hưởng phúc trong tương lai; hãy làm điều tốt và cho đi nhiều hơn, tích lũy âm đức, có nhiều âm đức thì đương nhiên sẽ thu hút được nhiều phước đức hơn. Nếu cha mẹ muốn con cái sau này không phải khổ thì phải bắt đầu từ bây giờ hãy sống tốt để tích phúc đức cho con cái.

Những phước lành mà con cái được hưởng thực sự là những đức tính tích lũy của cha mẹ chúng! Chỉ có đức hạnh mới là gốc rễ của kết quả tốt, chỉ có tích lũy lòng tốt mới là con đường dẫn đến vận may trường tồn. 

Người xưa hay có câu “Tích đức, tích đức”. Nếu con trẻ được giáo dục đạo đức, và tài giỏi thì không nhất thiết phải dùng đến tiền của để lại, con trẻ mà không thể phát đạt, không chăm lo tu dưỡng đạo đức thì có cả núi tiền để lại rồi cũng tiêu tán, cho nên chi bằng lưu lại âm đức cho con cháu, đây mới là tài sản vô giá vĩnh hằng. 

Biên tập: Đăng Dũng

Nguồn: secretchina.